lundi 18 avril 2016

Tư vấn tài quầy thuốc: "Con tôi bị sổ mũi"



6. Con tôi bị sổ mũi (viêm mũi họng)
Ø  Đưa ra lời khuyên về vệ sinh tại nhà và nhấn mạnh đến việc rửa mũi.
Ø  Được cảnh báo về một số trường hợp đặc biệt và trường hợp khẩn cấp, viêm xoang sàng
Kiến thức lâm sàng
Ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi, viêm mũi do vi-rút (nhiễm vi-rút do một chủng vi-rút  đường hô hấp hợp bào hay một chủng rhinovirus) nghiêm trọng hơn so với người lớn bởi vì nó làm tổn thương hốc mũi và toàn bộ vòm họng. Nó không chỉ biểu hiện qua tình trạng tắc mũi và chảy nước mũi mà còn có khi biểu hiện qua:
§  Ho do chảy nước mũi sau, chảy xuống cuống họng.
§  Sốt đến 39 độ trong thời gian từ 2 đến 3 ngày;
§  Khá thường xuyên buồn nôn, nôn.
Không quan sát thấy viêm xoang biến chứng từ sổ mũi như ở người lớn trước 6 tuổi, do các xoang không phát triển trước tuổi này. Viêm xoang không đau đớn hoặc rất ít đau. Hãy nghĩ đến bệnh này, nếu ở một trẻ từ 6 tuổi trở lên có tình trạng chảy nước mũi màu vàng và kéo dài nhiều tuần, nếu bị ở một bên mũi, kèm theo ho về đêm
Khẩn cấp
·         Nếu chảy nước mũi kèm theo  phù ở gốc mũi đè lên mi mắt ở góc trong của mắt, hơn nữa nếu mắt bị sưng và không mở được và nếu kèm theo sốt, hãy nghĩ đến viêm xoang sàng – một bệnh có thể bị mắc từ 6 tháng tuổi, và hãy gọi cho Dịch vụ trợ giúp y tế khẩn cấp (SAMU)
·         Nếu nước mũi có mùi, và chỉ chảy nước mũi ở một bên, đó có thể là do dị vật (hãy nghĩ đến tình trạng này đặc biệt với trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi). Hãy khuyên bệnh nhân đến khám chuyên khoa tai mũi họng.
 


 Lời khuyên cho bạn
Trong trường hợp sổ mũi ở trẻ em, hãy đưa ra lời khuyên về các biện pháp vệ sinh, chăm sóc tại chỗ, sử dụng paracetamol
Các biện pháp vệ sinh
§  Đề nghị làm ẩm phòng, làm thông thoáng phòng hai lần mỗi ngày, làm ấm vừa phải;
§  Đề nghị bảo về trẻ khỏi môi trường khói thuốc lá (hút thuốc thụ động)
§  Khuyên trẻ mang khẩu trang khi mà bố mẹ bị sổ mũi
Chăm sóc tại chỗ
Một đứa trẻ bị nghẹt mũi sẽ rất khó thở (đường thở duy nhất qua mũi của trẻ từ 6 đến 12 tuần tuổi), ngủ kém, và đối với trẻ sơ sinh là bú kém.
Hãy khuyên cha mẹ chú ý đến tầm quan trọng của tình trạng tắc mũi họng. Ở đây, dược sĩ có thể đóng vai trò quyết định.
Khuyên:
§  Hỉ mũi thường xuyên: xịt mũi
§  Rửa mũi bằng Natri Clorua Gifrer® hay Gilbert®, ưu tiên dùng liều đơn khử trùng 5 mL: Physiologica 5 mL Gifrer®
Đối với trẻ sơ sinh, cần phải:
§  Rửa mũi phải để đầu nghiêng sang bên cạnh, không bao giờ được ngửa ra sau;
§  Làm trẻ ho;
§  Sau đó loại bỏ nước nhớt ra ngoài đồng thời tạo thuận lợi cho việc nuốt (đầu vú giả)
§  Loại bỏ nước nhớt ra ngoài bằng một “thiết bị hút mũi cho trẻ em”, thiết bị hút;
Nước nhớt có thể xuất hiện trong phân. Hãy cảnh báo cho cha mẹ trẻ.


Cần nhớ
Kỹ thuật làm thông thoáng mũi họng (1/2 đến 1 pipet nhựa 5mL huyết thanh sinh lý sử dụng một lần duy nhất cho một lỗ mũi
·         Đặt em bé trên một mặt phẳng cứng, an toàn và để đầu bé quay sang một bên.
·         Mở pipet và đặt lọ thuốc tiếp xúc với các cạnh của lỗ mũi
·         Rửa mũi bằng cách ấn nhẹ nhẹ lên lọ thuốc
·         Nâng cao đầu bé, lau và đợi một lát
·         Hút chất tiết ra bằng thiết bị hút mũi cho trẻ em
·         Làm lại như vậy với mũi bên kia
 
 







Thuốc paracetamol
Trong trường hợp bị sốt, hãy khuyên dùng paracetamol dưới dạng:
Efferalgan®:
·         Thuốc sủi dùng  đường uống hòa tan với nước, nước trái cây, sữa, túi thuốc 80 hoặc 150mg
·         Efferalgan® cho trẻ em: uống với liều tăng dần, mỗi lần tăng cho một lần uống và với mỗi 4kg cân nặng của trẻ.
Doliprane®:
·         Thuốc bột dùng  đường uống được hòa tan vào trong nước, nước trái cây, sữa, túi thuốc 100mg
·         Doliprane® 2,4%, hỗn dịch uống có nồng độ 2,4% với thước chia độ tăng dần, mỗi lần tăng cho một lần uống và với mỗi 1/2kg cân nặng của trẻ
Cấp paracetamol cho liều 60mg/kg/ngày (10mg/kg 4 giờ một lần hoặc 15mg/kg 6 giờ một lần)


Thận trọng
·         Không nhỏ mũi chứa chất co mạch, kháng sinh cũng như dầu ăn ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
·         Tránh dùng lọ nước biển bị nén áp lực. Thậm chí một số được giới thiệu với công thức “cho trẻ sơ sinh”, chúng quá mẫn cảm cho trẻ.
 
 


Lưu ý: tại đất nước chúng tôi, nhiều bác sĩ kê kháng sinh cho trẻ em bị viêm mũi họng. Tuy nhiên, chưa có gì chứng minh việc điều trị này sẽ rút ngắn được tiến trình hoặc phòng tránh được các biến chứng. Cơ quan an toàn sức khỏe của Pháp cho rằng “kháng sinh không có chỗ trong điều trị viêm mũi họng ngoài các biến chứng về vi khuẩn được xác nhận và gây ra bơi vi khuẩn (viêm tai, viêm xoang)”. Không loại kháng sinh nào có Giấy phép lưu hành trên thị trường (AMM) có chỉ định chữa “viêm mũi họng”.

Dịch: Văn Thị Hường
Hiệu đính: DS. Nguyễn Duy Hưng 
Nguồn: Caquet R. La médication officinal - Conseils et médicaments délivrés par le pharmacien à l'officine 3è ed. 2003.

2 commentaires:

  1. cho mình hỏi, efferalgan sủi pha được với cái loại đồ uống như : sữa, nước trai cây á??

    RépondreSupprimer
  2. đúng rồi, tra thông tin tiếng Pháp ở đây để chắc hơn: http://www.doctissimo.fr/medicament-EFFERALGAN.htm

    RépondreSupprimer