Dịch: Nguyễn Thị Thanh Hường- SVD4- Đại học Y Dược Huế
Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà
Nguồn: http://www.australianprescriber.com/magazine/36/2/52/5
Tổng quan
Folate là một vitamin nhóm B và rất cần thiết cho quá trình tổng
hợp, tái tạo và sửa chửa DNA. Folate được tìm thấy nhiều trong thực phẩm rau
xanh.
Việc bổ sung acid folic cho phụ nữ có thai làm giảm nguy cơ về
các dị tật ống thần kinh. Trong quần thể nói chung, việc bổ sung này chưa có lợi
ích rõ ràng nào về khả năng làm giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch hay chứng mất
trí nhớ.
Vẫn còn nhiều tranh cãi về bằng chứng folate có thể ngăn ngừa
ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy các chế phẩm bổ sung acid folic làm tăng
nguy cơ hình thành các khối u ác tính.
Các bệnh nhân đang sử dụng methotrexate để điều trị các bệnh
khớp nếu thường xuyên bổ sung acid folic có thể làm giảm nguy cơ của các tác dụng
không mong muốn.
Mở đầu
Folate là vitamin B9. Nguồn gốc tên gọi folate là do người ta
lấy theo tên của chữ ‘lá’ (folium) trong tiếng Latin vì chất này được phân lập
lần đầu tiên năm 1941 từ rau chân vịt. Các thực phẩm giàu folate là các loại
rau xanh (bông cải xanh, rau chân vịt, rau xà lách), đậu xanh, các loại quả hạch,
nước cam và một số hoa quả khác. Rất nhiều thức ăn có nhiều folic như một số
ngũ cốc ăn sáng, bánh mỳ và các sản phẩm từ bột lúa mỳ.
Dạng hoạt tính của folate là tetrahydrofolate. Chất này có
vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp, tái tạo và sửa chửaDNA. Thiếu
folate có thể gây ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
Các chế phẩm bổ sung
Chế phẩm folate tổng hợp khác với folate tự nhiên. Ở trạng
thái oxy hóa, acid folic có sinh khả dụng cao hơn đáng kể. Một liều lớn hơn 200
µg gây bão hòa cơ chế hấp thu ở ruột bình thường. Nồng độ folate toàn phần và các
folate không chuyển hóa trong huyết thanh tăng có thể cản trở chức năng điều
hòa các folate tự nhiên bằng cách cạnh tranh để gắn với các enzym, các protein
mang (protein tải) và các protein kết hợp.
Uống bổ sung folate gần thời điểm thụ thai làm giảm nguy cơ dị
tật ống thần kinh. Vì ống thần kinh được đóng lại vào ngày phôi thứ 26, acid
folic cần được bổ sung vào một tháng trước khi thụ thai và được duy trì trong
ít nhất ba tháng sau đó. Chính phủ Úc khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai bổ
sung axit folic ít nhất 400 µg/ngày, tương đương với chế độ ăn uống chứa 600 µg
acid folic. Dùng lượng bột lúa mì Úc tăng lên đến 120 µg/100g bánh mì (khoảng
ba lát mỏng).
Việc bổ sung cũng nhằm mục đích ngăn ngừa một số loại ung
thư, bệnh tim mạch và chứng mất trí nhớ. Tuy nhiên gần đây có những lo ngại rằng
việc bổ sung axit folic có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Bệnh tim mạch
Vào năm 1969, đã có một đề xuất về mối liên quan giữa
homocysteine và bệnh tim mạch. Bệnh nhân mắc chứng homocystine niệu (do thiếu
hụt enzyme di truyền) dẫn đến tăng cao nồng độ của homocysteine trong huyết
tương, được ghi nhận là làm tiến triển nặng hơn các bệnh tim mạch ở độ tuổi đôi
mươi. Điều này được cho là do nồng độ homocysteine cao có thể góp phần gây xơ
vữa động mạch.
Homocysteine cao cũng xảy ra ở những người có chế độ ăn thiếu
folate, vitamin B6 hoặc B12. Bất kể nguyên nhân nào, việc bổ sung folate,
vitamin B6 hoặc B12 có thể làm giảm nồng độ homocysteine trong huyết tương. Ở
những bệnh nhân mắc chứng homocysteine niệu, giảm lượng homocysteine làm giảm
nguy cơ tai biến tim mạch.
Bổ sung axit folic làm giảm khoảng 25% nồng độ homocysteine
ở những người có homocysteine máu cao. Đáp ứng tối đa được ghi nhận khi
dùng 800 microgram acid folic/ ngày trong sáu tuần. Liều cao hơn không làm tăng
tác dụngđáng kể.
Thử nghiệm ngẫu nhiên ở những người không bị homocystine niệu
không đem lại kết quả thuyết phục về lợi ích của việc bổ sung axit folic. Không
có bằng chứng quan trọng nào về sự thay đổi về các nguy cơ tai biến tim mạch, đột
quỵ hoặc các nguyên nhân tử vong của những người có tiền sử bệnh tim mạch. Giảm
lượng homocysteine không mang lại lợi ích phòng ngừa thứ cấp, nhưng một số
nghiên cứu cho thấy điều này có lợi trong phòng ngừa sơ cấp đột quỵ. Các lợi
ích của việc bổ sung axit folic trong bệnh tim mạch ở bệnh nhân viêm khớp dạng
thấp đến nay vẫn chưa được tìm hiểu rõ.
Chứng mất trí nhớ
Hiệu quả của việc bổ sung axit folic trong chứng bệnh suy giảm
nhận thức vẫn chưa chắc chắn. Nồng độ homocysteine cao hơn cũng có thể làm giảm
một số chức năng nhận thức và một nghiên cứu trên 818 bệnh nhân trong độ tuổi từ
50 đến 70 có tình trạng tăng homocysteine máu, nhận thấy sự cải thiện trong các
bài kiểm tra nhận thức ở những người có sử dụng các chế phẩm bổ sung acid
folic. Tuy nhiên, vai trò của acid folic trong việc giảm homocysteine trong việc
phòng ngừa sơ cấp chứng mất trí nhớ vẫn chưa được thừa nhận. Một nghiên cứu tại
Mỹ sau khi bệnh nhân được bổ sung acid folic tìm thấy mối liên quan giữa việc tăng
suy giảm nhận thức và tăng hấp thu axit folic (lớn hơn 400 µg/ ngày). Trong một
bài tổng quan của Cochrane của tám thử nghiệm, không có bằng chứng nào cho thấy
axit folic cải thiện chức năng nhận thức ở những người cao tuổi có hoặc không
có chứng mất trí nhớ.
Ung thư
Mặc dù việc bổ sung axit folic đã được coi là an toàn, tuy
nhiên lo ngại ngày càng gia tăng về việc nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tại
Na Uy, nơi thực phẩm không được bổ sung axit folic, hai thử nghiệm ngẫu nhiên
cho thấy tỷ lệ gia tăng bệnh ung thư ở những bệnh nhân dùng thuốc bổ sung để
phòng ngừa thứ phát các biến cố tim mạch.
Thử nghiệm Vitamin Na Uy (NORVIT) và thử nghiệm Vitamin ở vùng phía Tây
Na Uy B (WENBIT) bao gồm 6.837 người Na Uy được bổ sung axit folic 800
microgram/ ngày, vitamin B12 và vitamin B6 với sự kết hợp khác nhau. Những người
uống axit folic trong trung bình 39 tháng, với thêm 38 tháng theo dõi sau thử
nghiệm, cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư (hazard ratio là 1,2) và
tử vong (hazard ratio là 1,38). Các bệnh ung thư chủ yếu là ung thư phổi.
Các nghiên cứu quan sát khác cho thấy các ảnh hưởng này khác
nhau phụ thuộc vào nguồn bổ sung folate với chế độ ăn uống giàu folate có thể
phòng ngừa nguy cơ ung thư trong khi bổ sung axit folic là có hại hoặc không có
hiệu quả phòng ngừa ung thư. Một nghiên cứu tại Thụy Điển nhận thấy chế độ ăn
giàu folate làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, nhưng các chế phẩm bổ sung
folate thì không.
Liều lượng và thời gian bổ sung acit folic liên quan đến sự
phát triển của các tổn thương tiền ác tính cũng khá quan trọng, nhưng cơ chế của
việc bổ sung acid folic có thể làm tăng sự phát triển ung thư là chưa rõ. Sau
khi đánh giá các rủi ro, Ủy ban tư vấn khoa học Anh về dinh dưỡng cho rằng mặc
dù không chắc chắn nhưng việc sử dụng bột mỳ vẫn được chấp nhận, với sự kiểm
soát để hạn chế lượng axit folic đưa vào cơ thể quá mức.
Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc bổ sung axit folic làm
giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt. Một
số nghiên cứu báo cáo cho rằng bổ sung axit folic làm tăng nguy cơ ung thư vú,
ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung.
Ung thư vú
Một nghiên cứu quan sát cho thấy rằng việc bổ sung axit folic
ít nhất 400 microgram/ ngày làm tăng 20% nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, một nghiên
cứu về chất chống oxy hóa và axit folic tác động đến các bệnh tim mạch ở phụ nữ
(Women's Antioxidant and Folic Acid Cardiovascular Study- WACS) không tìm thấy
mối liên quan nào với ung thư vú. Tương tự như vậy, một nghiên cứu khác cũng
không tìm thấy mối liên hệ nào với ung thư vú khi bổ sung axit folic 200
microgram/ngày hoặc ít hơn.
Ung thư đại trực tràng
Một thử nghiệm ngẫu nhiên về phòng ngừa ung thư đại trực
tràng trên các bệnh nhân có yếu tố di truyền cho thấy việc sử dụng acid folic 1
mg/ ngày trong vòng sáu năm không ngăn chặn được sự tái phát của u đại trực
tràng lành tính. Tuy nhiên, thử nghiệm này cũng cho rằng sẽ gia tăng 67% nguy
cơ các tổn thương tiến triển có thể dẫn đến ác tính và tăng gấp 2 lần nguy cơ
có ba khối u lành tính.
Sử dụng với liều nhỏ hơn 200 µg mỗi ngày được khuyến cáo ở những
người có tiền sử u lành tính đại trực tràng và những người trên 50 tuổi do sự
gia tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng sau độ tuổi này.
Ung thư tuyến tiền liệt
Một phân tích gộp 10 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát việc
bổ sung axit folic theo đường uống ít nhất 400 µg/ngày. Phân tích này cho thấy
một sự gia tăng tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa về bệnh ung thư tuyến tiền liệt so với
nhóm đối chứng.
Methotrexate và acid
folic
Methotrexate là thuốc thuộc nhóm DMARD được sử dụng trong điều
trị viêm khớp dạng thấp. Nó là một chất tương tự như axit folic và do đó phân
loại như là một thuốc ức chế chuyển hóa. Methotrexate ức chế dihydrofolate
reductase (có vai trò chuyển đổi dihydrofolate thành tetrahydrofolate) nhưng cơ
chế hoạt động trong bệnh viêm khớp dạng thấp là chưa rõ.
Trung bình 30% bệnh nhân ngừng thuốc methotrexate trong vòng
một năm sử dụng do tác dụng phụ và 60% bệnh nhân chỉ gặp tác dụng phụ nhẹ. Không
dung nạp tại đường tiêu hóa và tăng cao enzyme transaminase là những nguyên
nhân chính cần giảm liều hoặc ngừng thuốc. Các yếu tố nguy cơ về độc tính
methotrexate bao gồm việc sử dụng rượu, béo phì (≥ 8% độc tính trên gan với chỉ
số khối cơ thể 20-25; ≥ 20% độc tính trên gan với chỉ số khối cơ thể 30-35), tuổi
già và tình trạng thiếu folate.
Bổ sung acid folic đồng thời làm giảm sự gia tăng enzyme
transaminase gan, tình trạng không dung nạp đường tiêu hóa và viêm miệng và có
thể làm tăng tối đa liều dung nạp methotrexate. Việc bổ sung không có tác dụng
bảo vệ khi tình trạng giảm tế bào máu hoặc bệnh lý gan như xơ gan tiến triển.
Acit folinic là một chất chuyển hóa thứ cấp còn hoạt tính của
folate thông qua dihydrofolate reductase. Nó là một chất đối kháng methotrexate
mạnh hơn acit folic khi mà acit folic được chuyển hóa hoàn toàn nhờ enzyme hệ
thống thành chất chuyển hóa thứ cấp. Tuy nhiên có vẻ như acit folinic không có
tác động nào lớn hơn acit folic trong việc phòng ngừa các tác dụng phụ liên
quan đến methotrexate. Bởi vì acit folinic làm giảm hiệu quả của methotrexate
và giá tiền cũng cao hơn nên không được khuyến cáo sử dụng nhiều. Acit folinic
có vai trò quan trọng trong điều trị quá liều methotrexate và gây độc tủy xương
cấp tính, do tác dụng nhanh hơn và độc lập với dihydrofolate reductase.
Các nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của methotrexate không giảm
đi với tỷ lệ liều folate: liều methotrexate là 3: 1, tức là, liều folate có thể
đến cao gấp ba lần so với liều methotrexate mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới
hiệu quả của methotrexate (liều cao hơn tỷ lệ này thì hiệu quả methotrexate sẽ
bị giảm). Với liều mỗi tuần là 15 mg methotrexate, có thể dùng liều đến 45 mg acit
folic nếu cần thiết. Không có sự khác biệt về lợi ích khi sử dụng acit folic 1
mg/ngày (dùng hàng ngày) hay 5 mg/tuần (dùng 1 liều/tuần) trong suốt liệu pháp
methotrexate.
Có rất nhiều khuyến cáo về việc sử dụng axit folic phối hợp với
methotrexate. Bệnh nhân có thể tích trung bình hồng cầu bình thường và không có
tác dụng phụ khi sử dụng methotrexate có thể không cần axit folic để dự phòng. Nếu
nồng độ folate trong hồng cầu thấp thì nên bổ sung1 mg/ngày acit folic (ngoại trừ
ngày có sử dụng methotrexate để tránh cạnh tranh hấp thụ). Khi nồng độ folate
trong hồng cầu thấp kéo dài thì liều acit folic nên tăng dần lên đến tỷ lệ tối
đa folate: methotrexate là 3: 1. Hội thấp khớp tại Anh khuyến cáo sử dụng liều đơn
acit folic hàng tuần 5 mg vào buổi sáng sau một ngày sử dụng methotrexate. Một
tuyên bố đồng thuận của 751 chuyên gia thấp khớp từ 17 quốc gia trong năm 2008
khuyến cáo sử dụng ít nhất 5 mg/tuần của acit folic trong suốt liệu trình
methotrexate.
Đến nay vẫn chưa thể biết rõ liệu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
được bổ sung acit folic có tăng tỷ lệ ung thư hay không. Về mặt lý thuyết, họ
có thể có nguy cơ cao bị ung thư vì các liều acit folic được kê đơn đồng thời với
methotrexate.
Vai trò của việc bổ sung acit folic khi sử dụng methotrexate trong
bệnh viêm khớp tự phát thanh thiếu niên và viêm khớp vảy nến vẫn chưa rõ. Bổ
sung acit folic ở những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến có thể làm giảm hiệu lực của thuốc
methotrexate.
Kết luận
Bổ sung acit folic có vai trò quan trọng trong điều trị tình
trạng thiếu hụt folate và ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh. Khuyến cáo sử
dụng acit folic dự phòng khi methotrexate được dùng ở liều thấp trong các bệnh
thấp khớp để làm giảm một số tác dụng phụ.
Thường xuyên sử dụng acit folic với liều hơn 5 mg/tuần là vượt
quá nhiều khuyến cáo chính thức. Các tác hại so với lợi ích của liều cao acit
folic là không rõ, dù có một số lợi ích hạn chế trong bệnh mạch máu tuy nhiên lại
làm tăng nguy cơ gây khối u ác tính.
Bài viết này đã được
Giáo sư R Woodbaker, Trường y Đại học Tasmania giúp đỡ và đề
nghị xét duyệt.
Tài liệu tham khảo
2.
Food Standards
Australia New Zealand. New territory for bread: mandatory fortification of
bread with folic acid and iodine. [cited
2013 Jan 14]
3.
Loscalzo J.
Homocysteine trials – clear outcomes for complex reasons. N Engl J Med
2006;354:1629-32.
15.
Scientific
Advisory Committee on Nutrition. Folic acid and colorectal cancer risk: review
of recommendation for mandatory folic acid fortification. London: Department of
Health; 2009. [cited 2013 Jan 14]
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire