lundi 25 avril 2016

Danh sách của ISMP về những sai sót trong viết tắt, kí hiệu và chỉ định liều




Những từ viết tắt, kí hiệu và chỉ định liều được thấy trong bảng này đã được báo cáo lên ISMP thông qua chương trình quốc gia về báo cáo sai sót thuốc của ISMP ( ISMP MERP) do thường xuyên bị hiểu sai và bao gồm cả sai sót về thuốc gây hại. Chúng sẽ không bao giờ được sử dụng khi được ghi nhận vào thông tin thuốc. Điều này bao gồm thông tin liên lạc nội bộ, kê đơn qua điện thoại hoặc bằng miệng, nhãn được tạo ra bởi máy tính, nhãn cho thùng chứa thuốc, hồ sơ quản lý thuốc, cũng như màn hình nhập của dược sĩ và bác sĩ.
Viết tắt
Ý nghĩa
Hiểu sai thành
Sửa lại
µg
microgram
 “mg”
Sử dụng mcg
AD,AS,AU
Tai phải, tai trái, mỗi tai
 OD,OS,OU ( mắt phải, mắt trái, mỗi mắt)
Sử dụng ‘trai phải ‘ ‘tai trái’ ‘mỗi tai’
OD,OS,OU
Mắt phải, mắt trái, mỗi mắt
AD,AS,AU ( tai phải, tai trái, mỗi tai)
Sử dụng ‘ mắt phải’ mắt trái’ mỗi mắt’
BT
Lúc đi ngủ
BID ( 2 lần/ngày)
Sử dụng ‘lúc đi ngủ’
cc
Centimet khối
u ( đơn vị)
Sử dụng mL
D/C
Ra viện hoặc Dừng thuốc
Dừng thuốc sớm nếu D/C (với ý nghĩa ra viện) bị hiểu nhầm thành “ ngừng thuốc’ khi theo dõi 1 list thuốc xuất viện
Sử dụng ‘ra viện’ hoặc ‘ngừng thuốc’
IJ
Tiêm
IV (tiêm tĩnh mạch) hoặc tiêm tĩnh mạch cảnh
Sử dụng ‘tiêm’

IN
Tiêm trong mũi
IM hoặc IV
Sử dụng ‘tiêm trong mũi’ hoặc ‘NAS’
HS
Mạnh bằng một nửa
Nhầm thành ‘hs’
Sử dụng ‘mạnh bằng một nữa’
hs
Vào thời điểm ngủ
Nhầm thành ‘HS'
Sử dụng ‘ giờ đi ngủ’
IU**
Đơn vị quốc tế
IV (tiêm tĩnh mạch) hoặc 10
Sử dụng ‘đơn vị’
o.d. hoặc OD
Một lần một ngày
Nhầm thành ‘mắt phải’ ( OD- oculus dexter), dẫn đến thuốc dạng lỏng dùng đường uống bị nhầm sang dạng nhỏ mắt
Sử dụng ‘ hàng ngày’
OJ
Nước cam
Nhầm thành OD hoặc OS (mắt phải hoặc mắt trái), thuốc đáng ra phải pha loãng trong nước cam bị nhầm sang dùng cho mắt
Sử dụng ‘nước cam’
Per os
Đường uống
‘os’ có thể bị hiểu nhầm thành mắt trái (OS-oculus sinister)
Sử dụng ‘PO’, ‘bằng miệng’ ‘đường uống’
q.d. hoặc QD**
Hàng ngày
Hiểu nhầm thành q.i.d., đặc biệt là khi mà dấu chấm sau chữ ‘q’ hoặc đuôi của chữ ‘q’ bị hiểu nhầm thành ‘i’
Sử dụng ‘ hàng ngày’
qhs
Ban đêm vào giờ ngủ
Nhầm thành ‘qhr’ hoặc mỗi giờ
Sử dụng ‘ban đêm’
qn
Ban đếm hoặc lúc đi ngủ
Hiểu nhầm thành ‘qh’ (mỗi giờ)
Sử dụng ‘ban đêm’ hoặc ‘lúc đi ngủ’
q.o.d hoặc QOD**
Mỗi ngày còn lại
Hiều nhầm thành ‘q.d.’ (hàng ngày) hoặc ‘q.i.d.’ (4 lần/ ngày) nếu chữ ‘o’ bị viết ẩu
Sử dụng ‘ mỗi ngày còn lại’
 q1d
Hàng ngày
Hiểu nhầm thành q.i.d (4 lần/ngày)
Sử dụng ‘hàng ngày’
q6PM
Cứ mỗi 6 giờ tối
Hiểu nhầm thành cứ mỗi 6 giờ
Sử dụng ‘ hàng ngày vào 6 giờ tối’
SC. SQ, sub q
Tiêm dưới da
SC nhầm thành SL (dưới lưỡi); SQ nhầm thành ‘ mỗi 5 giờ’; chữ ‘q’ trong ‘sub q’ nhầm thành ‘ mỗi’ ( ví dụ một liều heparin được kê ‘tiêm dưới da q 2 giờ trước phẫu thuật’ hiểu nhầm thành cứ mỗi 2 giờ trước phẫu thuật)
Sử dụng ‘tiêm dưới da’
ss
Thang đối chiếu (insulin) hoặc ½ (nhà bào chế)
Hiểu nhầm thành ‘55’
Đọc ‘ thang đối chiếu’, sử dụng ‘ ½ ‘ hoặc ‘một nửa’
SSRI
Thang đối chiếu insulin regular
Thuốc ức chế tái thu hồi chọn lọc serotonin
Đọc ‘thang đối chiếu (insulin)’
SSI
Thang đối chiếu insulin
Dung dịch Iod đậm đặc (Lugol’s)
Đọc ‘thang đối chiếu (insulin)’
i/d
Một lần/ngày
‘tid’
Sử dụng ‘1 lần/ngày’
TIW hoặc tiw
3 lần/tuần
‘3 lần/ngày’ hoặc ‘2 lần/ngày’
Sử dụng ‘ 3 lần/tuần’
U hoặc u**
Đơn vị
Nhầm thành số 0 hoặc 4, gây quá liều gấp 10 lần hoặc nhiều hơn (ví dụ 4U nhìn thành 40 hoặc 4u nhìn thành 44); nhầm thành ‘cc’ làm liều thuốc kê dưới dạng thể tích chứ không phải đơn vị (ví dụ 4u nhìn thành 4cc)
Sử dụng ‘đơn vị’
UD
Như hướng dẫn (‘ut dictum’)
Nhầm thành liều đơn vị (unit dose) ( ví dụ diltiazem 125 mg IV truyền ‘UD’ bị hiểu nhầm thành truyền toàn bộ như một liều đơn vị
Sử dụng ‘ như chỉ dẫn’
Chỉ định liều và thông tin khác
Ý nghĩa
Hiểu sai thành
Sửa thành
Số 0 đằng sau dấu thập phân (ví dụ 1.0 mg)**
1 mg
Nhầm thành 10 mg nếu không thấy rõ dấu thập phân
Không sử dụng số 0 đằng sau dấu thập phân để biểu diễn trong toàn bộ các số
Dấu thập phân đứng trước (ví dụ, .5 mg)**
0.5 mg
Hiểu nhầm thành 5 mg nếu không thấy rõ dấu thập phân
Sử dụng số 0 đứng trước dấu thập phân khi liểu nhỏ hơn 1 đơn vị
Viết tắt như mL. hoặc mg. với 1 dấu chấm đứng sau chữ viết tắt
mg
mL
Dấu chấm là không cần thiết và có thể bị nhầm thành số 1 nếu viết không rõ
Sử dụng mg, mL mà không có dấu chấm
Tên thuốc và liều ghi liên nhau ( đặc biệt là vấn đề đối với tên thuốc kết thúc bằng chữ ‘l’ chẳng han Inderal40 mg, Tegretol300 mg
Inderal 40 mg
Tegretol 300 mg
Nhầm thành Indera 140 mg
Tegreto 1300 mg
Cần có khảng cách hợp lý giữa tên thuốc, liều, và đơn vị đo lường
Liều viết bằng số và đơn vị đo lường viết liền nhau  (ví dụ 10mg, 100mL)
10 mg
100 mL
Chứ ‘m’ thỉnh thoảng bị nhìn nhầm thành 0 hoặc 00, nguy cơ liều tăng gấp 10 đến 100 lần
Cần có khảng trống hợp lý giữa liều và đơn vị đo lường
Liều lớn mà không có dấu phẩy được đánh hợp lý ( ví dụ 100000 đơn vị, 1000000 đơn vị)
100,000 đơn vị
1,000,000 đơn vị
100000 có thể bị nhầm thành 10,000 hoặc 1,000,000; 1000000 có thể nhầm thành 100,000
Sử dụng dấu phẩy cho liều lớn hơn bằng 1,000 hoặc sử dụng từ chẳng hạn 100 nghìn hoặc 1 triệu để cải thiện khả năng đọc hơn.
Viết tắt tên thuốc
Ý nghĩa
Hiểu nhầm thành
Sửa thành
Để tránh nhầm lẫn, không viết tắt tên thuốc khi ghi thông tin thuốc. Ví dụ về tên thuốc viết tắt được đề cập trong sai sót về thuốc bao gồm:
APAP
acetaminophen
Không nhận ra là acetaminophen
Sử dụng tên đầy đủ
ARA A
vidarabine
Nhầm thành cytarabine ( ARA C)
Sử dụng tên đầy đủ
AZT
Zidovudine (Retrovir)
Nhầm thành azathioprine hoặc aztreonam
Sử dụng tên đầy đủ
CPZ
Compazine (prochlorperazine)
Nhầm thành clopromazine

Sử dụng tên đầy đủ
DPT
Demerol-Phenergan-Thorazine
Nhầm thành vaccine Diphtheria-pertussis-tetanus ( bạch hầu – ho gà – uốn ván)
Sử dụng tên đầy đủ
DTD
Dung dịch opioid hòa tan trong cồn hoặc cồn thuốc opioid đã được khử mùi ( Thuốc phiện)
Nhầm thành cồn thuốc opioid
Sử dụng tên đầy đủ
HCl
Acid hydrochloric hoặc hydrocloric
Nhầm thành KCl ( do H bị đọc nhầm thành K)
Sử dụng tên đầy đủ trừ được biểu diễn dưới dạng muối của một thuốc
HCT
hydrocortison
Nhầm thành hydroclorothiazid
Sử dụng tên đầy đủ
HCTZ
hydroclorothiazid
Nhầm thành hydrocortisone ( nhầm thành HCT250 mg)
Sử dụng tên đầy đủ
MgSO4**
Magie sulfat
Nhầm thành Morphin sulfat
Sử dụng tên đầy đủ
MS, MSO4**
Morphin sulfat
Nhầm thành Magie sulfat
Sử dụng tên đầy đủ
MTX
Methotrexat
Nhầm thành Mitoxantrone
Sử dụng tên đầy đủ
NoAC
Thuốc chống đông đường uống mới
Không chống đông
Sử dụng tên đầy đủ
PCA
procainamide
Nhầm thành Bệnh nhân được kiểm soát đau
Sử dụng tên đầy đủ
PTU
propylthiouracil
Nhầm  thành mercaptopurine
Sử dụng tên đầy đủ
T3
Tyneol với codein No.3
Nhầm thành liothyronine
Sử dụng tên đầy đủ
TAC
Triamcinolone
Nhầm thành tetracaine, adrenalone, cocaine
Sử dụng tên đầy đủ
TNK
TNKase
Nhầm thành ‘TPA’
Sử dụng tên đầy đủ
TPA hoặc tPA
Hoạt hóa plasminogen mô, Activase (alteplase)
Nhầm thành TNKase (tenecteplase), hoặc ít gặp hơn là yếu tố hoạt hóa plasminogen mô nữa, Retavase (retaplase)
Sử dụng tên đầy đủ
ZnSO4
Kẽm sulfat
Nhầm thành Morphin sulfat
Sử dụng tên đầy đủ
Tên thuốc lấy từ tên hoạt chất gốc
Ý nghĩa
Hiểu sai thành
Sửa thành
‘Nitro’ drip (nhỏ giọt)
Nitroglycerin truyền
Nhầm thành Natri nitroprusside truyền
Sử dụng tên đầy đủ
‘Norflox’
Norfloxacin
Nhầm thành Norflex
Sử dụng tên đầy đủ
‘IV Vanc’
Vancomycin tiêm tĩnh mạch
Nhầm thành Invanz
Sử dụng tên đầy đủ
Kí hiệu



Ʒ
Đơn vị
Nhầm thành ‘3’
Sử dụng hệ mét
ɱ
Tối thiểu
Nhầm thành ‘mL’
Sử dung hế mét
x3d
Cho 3 ngày
Nhầm thành ‘ 3 liều’
Sử dụng ‘ cho 3 ngày’
> và <
Lớn hơn và nhỏ hơn
Hiểu nhầm thành nghĩa ngược lại, lỗi do sử dụng sai kí hiệu, ‘<10’ nhầm thành “40”
Sử dụng ‘ nhiều hơn’ và ‘ít hơn’
/ (dấu gạch chéo)
Chia thành 2 liều hoặc chỉ ‘mỗi’
Nhầm thành số 1 (ví dụ ’25 đơn vị/10 đơn vị’ đọc nhầm thành ’25 đơn vị và 110 đơn vị’)
Sử dụng ‘per’ hơn là sử dụng dấu gạch chéo để chia liều

@
At
Nhầm thành ‘2’
Sử dụng ‘at’
&
Nhầm thành ‘2’
Sử dụng ‘và’
+
Thêm hoặc và
Nhầm thành ‘4’
Sử dụng ‘và’
Giờ
Nhầm thành ‘0’ (ví dụ q2ᵒ nhìn nhầm thành q 20)
Sử dụng ‘hr’, ‘h’ hoặc ‘hour’ (giờ)
ɸ hoặc ᴓ
0, kí hiệu rỗng
Nhầm thành số 4, 6, 8, và 9
Sử dụng 0 hoặc zero, hoặc mô tả ý định sử dụng từ đó
** Những từ viết tắt được đề cập trong The Joint Commission’s “danh sách tối thiểu” của những từ viết tắt, kí hiệu nguy hiểm, những từ này được đề tập trong danh sách “ Không được dùng” một tổ chức, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2014. Truy cập www.jointcommission.com để biết thêm thông tin chi tiết về yêu cầu của Joint Commission.

Người dịch: Nguyễn Mai Hương, Sinh viên năm 4 Đại học Dược Hà Nội
Link bài báo : https://www.ismp.org/tools/errorproneabbreviations.pdf


1 commentaire:

  1. Nói chung mấy cái chữ Latin viết tắt này VN chẳng ai áp dụng bởi thế không có giá trị thực hành

    RépondreSupprimer