TIÊU CHẢY
Dịch: Ngô Xuân Tịnh, Dược 2011, ĐHYD TPHCM
Hiệu đính: ThS.DS. Nguyễn Phạm Quỳnh Anh
Nguồn: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John
Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy - A Guide to
management of common illnesses 7th.
Dược sĩ cộng đồng có thể được bệnh nhân hỏi về cách điều trị bệnh tiêu chảy hiện có hoặc về những lời khuyên nên làm thế nào khi bị tiêu chảy, ví dụ khi đi du lịch . Tiêu
chảy được định nghĩa là sự tăng tần suất bài tiết của ruột với sự thải ra phân
mềm hoặc lỏng bất thường. Điều
trị cơ bản của tiêu chảy là sự bù nước và chất điện giải; ngoài ra các thuốc chống
tiêu chảy cũng hữu ích cho người lớn và trẻ lớn.
Những thông tin bạn cần tìm hiểu
|
Tuổi
Trẻ sơ sinh, trẻ em, người trưởng thành,
người già.
Thời gian
Mức độ nghiêm trọng
Triệu chứng, các triệu chứng liên quan
Buồn nôn / nôn
Sốt
Đau bụng
Đầy hơi
Các thành viên trong gia dình có bị ảnh hưởng không?
Tiền sử bệnh
Có đi du lịch gần đây hay không?
Các yếu tố nguyên nhân
Thuốc
Các thuốc đã thử để điều trị
Các thuốc khác hiện đang dùng
|
Ý nghĩa của các
câu hỏi và trả lời:
Tuổi:
Cần lưu ý đặc biệt
đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi. Trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi) và người già là những
đối tượng có nguy cơ cao bị mất nước.
Thời gian:
Đa số các trường hợp
tiêu chảy là cấp tính và sẽ tự khỏi. Chính vì sự nguy hiểm của tình trạng mất
nước, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy lâu hơn 1 ngày nên được chỉ dẫn đến gặp bác sĩ.
Mức độ nghiêm
trọng:
Mức độ nghiêm trọng
của bệnh có liên quan đến tính chất và tần suất của số lần đi tiêu. Cả 2 khía cạnh
này đều quan trọng, vì những hiểu lầm có thể phát sinh ,đặc biệt trong tự chẩn
đoán. Người cao tuổi than phiền về tiêu chảy trên thực tế có thể đang phải trải
qua tình trạng tắc phân cục bộ. Họ có thể đi tiêu phân lỏng nhưng chỉ với 1 hoặc
2 lần đi tiêu trong 1 ngày.
Triệu chứng:
Tiêu chảy cấp tính
thường khởi phát rất nhanh và thường tiêu phân lỏng thường xuyên. Đau bụng , đầy
hơi, mệt mỏi và cảm thấy khó chịu cũng có thể xảy ra. Buồn nôn và nôn mửa cũng
có thể xảy ra chung với tiêu chảy, cũng như sốt. Dược sĩ luôn nên hỏi về tình
trạng sốt và nôn mửa ở trẻ sơ sinh, vì cả 2 sẽ làm tăng khả năng mất nước ở trẻ.
Một câu hỏi quan trọng khác cũng nên được xác định ở trẻ sơ sinh là liệu trẻ có
được cho bú sữa và những thức uống khác như bình thường hay không. Giảm lượng
nước đưa vào sẽ dẫn đến tình trạng mất nước.
Dược sĩ cũng nên hỏi
về thức ăn mà bệnh nhân đã ăn cũng như hiện nay các thành viên khác trong gia
đình và bạn bè của bệnh nhân có ai trải qua các triệu chứng giống bệnh nhân
không vì tiêu chảy cấp thường bắt nguồn từ nhiễm khuẩn. Thường có những vùng
viêm ruột nhỏ khu trú, và dược sĩ có thể được nhiều bệnh nhân khác nhau hỏi về
cách điều trị và lời khuyên trong một khoảng thời gian ngắn. Các loại tiêu chảy
do nhiễm trùng sẽ được thảo luận ở phần sau của chương này.
Sự hiện diện của
máu và chất nhầy trong phân là một dấu hiệu cần phải được bác sĩ kiểm tra. Tiêu
chảy có nôn mửa và sốt cao cũng cần được tư vấn của chuyên viên y tế.
Tiền sử bệnh:
Bệnh nhân với tiền
sử tiêu chảy hoặc có sự thay đổi về thói quen đi tiêu trong một thời gian dài nên
được khuyên gặp bác sĩ để được khám kỹ hơn và người dược sĩ cần phân biệt rõ giữa
tình trạng tiêu chảy cấp tính hay mạn tính. Tiêu chảy mạn tính (thời gian kéo
dài hơn 3 tuần) có thể do các bệnh đường ruột gây ra (như bệnh Crohn , IBS hoặc
viêm loét đại tràng), và cần tư vấn kỹ từ chuyên gia y tế.
Có đi du lịch gần
đây hay không?
Những bệnh nhân
tiêu chảy có đi du lịch gần đây cần được khuyên đến gặp bác sĩ vì có thể bị
tiêu chảy do nhiễm trùng. Giardia thường được xem là tác nhân gây tiêu chảy du
lịch cho những du khách vừa trở về từ Nam Mỹ hay vùng Viễn Đông.
NGUYÊN NHÂN GÂY
TIÊU CHẢY:
Nhiễm trùng
Hầu hết các trường
hợp tiêu chảy xảy ra trong thời gian ngắn và thói quen đi tiêu bình thường trước
và sau tiêu chảy. Trong những tình huống này, có thể nghi ngờ nguyên nhân là nhiễm
trùng (vi khuẩn hoặc virus).
Virus: Virus thường gây viêm đường ruột. Ở trẻ sơ sinh, các virus gây các vấn đề
này thường xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp (rotavirut). Các triệu chứng
liên quan thường là cảm lạnh và có thể có ho. Các triệu chứng nhiễm trùng bắt đầu
đột ngột và nôn thường thấy trước tiêu chảy. Giai đoạn cấp tính thường diễn ra
trong vòng 2-3 ngày, mặc dù tiêu chảy có thể vẫn xảy ra sau đó. Đôi khi tiêu chảy
có thể xảy ra lại khi trẻ được cho cho bú sữa lại. Điều này là do những enzyme tiêu
hóa sữa tạm thời không hoạt động. Do đó sữa đi qua ruột mà không được tiêu hóa
gây tiêu chảy. Những người chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ cần phải cung cấp thêm
lời khuyên trong những tình huống này.
Trong khi đó, hầu
hết các nhiễm trùng thường không quá nghiêm trọng và tự khỏi, nhưng cũng nên nhớ
rằng nhiễm rotavirus có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng này thường gặp nhất ở
trẻ suy dinh dưỡng , trẻ sống trong hoàn cảnh nghèo đói hoặc những trẻ không được
nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
Norovirus cũng là
một nguyên nhân phổ biến khác gây nên tình trạng viêm đường ruột ở mọi lứa tuổi.
Có khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng mỗi năm ở Anh. Virus lan truyền thông qua
tiếp xúc giữa người , thực phẩm nhiễm khuẩn và các bề mặt tiếp xúc. Sau 48h ủ bệnh,
bệnh phát tác đột ngột với các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng
giống cúm. Các triệu chứng thường tự hết nhanh chóng và việc điều trị cần kết hợp
với việc bổ sung nước.
Vi khuẩn: Đây là những vi khuẩn lây nhiễm qua thức ăn mà trước
đây gõi là ngộ độc thực phẩm. Có nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây ra tình trạng
nhiễm trùng này như: Staphylococcus,
Campylobacter, Salmonella,Shigella, Escherichia coli chủng gây bệnh, Bacillus
cereus và Listeria monocytogenes.
Các triệu chứng điển hình bao gồm tiêu chảy nặng và /hoặc nôn ói, có thể kèm
theo đau bụng. Hai loại vi khuẩn thường gặp là Campylobacter và Salmonella
, thường liên quan đến thịt gia cầm bị nhiễm khuẩn, mặc dù các loại thịt khác
cũng có thể bị nhiễm. Trứng bị nhiễm bẩn cũng là 1 nguồn tìm thấy Salmonella. Nhà bếp sạch sẽ và nấu chín
thức ăn có tầm quan trọng rất lớn trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Bảng 4 tóm tắt các
đặc điểm tiêu biểu của các loại nhiễm trùng:
- Bệnh lỵ gây ra bởi
trực khuẩn Shigella. Nó có thể xảy ra
thành dịch ở những nơi đông dân hoặc có thể xảy ra với những du khách đến châu
Phi hoặc châu Á.
- B.cereus thường liên quan tới cơm nấu
chín, đặc biệt là nếu nó được giữ ấm hoặc hâm nóng. Triệu chứng lâm sàng có 2
loại, được thể hiện trong bảng 4.
- Nhiễm khuẩn E.coli ít phổ biến hơn nhưng có thể nghiêm
trọng với độc tố phát tán trong cơ thể có thể gây suy thận.
- L.monocytogens có thể gây viêm đường ruột
hoặc bệnh lý giống cúm. Ở một số trường hợp có thể diễn tiến nặng hơn và gây ra
nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não, với một tỉ lệ tử vong đáng kể. Phụ nữ
mang thai dễ nhiễm phải vi khuẩn này, nhưng nó cũng là một bệnh hiếm với tần suất
xảy ra là 1 trên 20.000 thai phụ. Nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai có thể
gây sẩy thai, thai chết lưu và nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Một số thực phẩm cần
tránh trong quá trình mang thai là: phô mai chưa tiệt trùng, phô mat chín mềm,
phô mát gân xanh, pate, thịt cắt để lạnh , cá hun khói. Cần cẩn thận khi lưu trữ,
sử dụng thức ăn chế biến sẵn tại nhà. Phụ nữ có thai bị tiêu chảy hoặc sốt nên đưa
đến ngay hộ sinh hoặc bác sĩ.
Kháng sinh thường
không cần thiết vì hầu hết các trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng thực phẩm tự
hết sau đó. Việc điều trị quan trọng nhất là bù đủ lượng nước mất đi do tiêu chảy.
Kháng sinh được dùng trong trường hợp nhiễm trùng do Shigella hoặc các trường hợp
nặng của Salmonella hoặc Campylobacter. Trong những trường hợp này
Ciprofloxacin có thể được sử dụng.
- Nhiễm đơn bào
tuy không phổ biến ở vùng Tây Âu nhưng có thể xảy ra cho những khách du lịch từ
xa đến. Ví dụ như Entamoeba histolytica (lỵ amip) hoặc Giardia lambia (Giardia).
Chẩn đoán được thực hiện bằng cách gửi mẫu phân đến phòng xét nghiệm.
Tiêu chảy mạn
tính
Tiêu chảy tái phát
hay kéo dài có thể là do hội chứng ruột kích thích hoặc nặng hơn có thể là một
khối u ở ruột, viêm ruột (ví dụ như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn) hoặc
không có khả năng tiêu hóa hoặc hấp thu thức ăn (như hội chứng kém hấp thu, bệnh
celiac) hoặc bệnh túi cùng của đại tràng.
Bảng 4: một số đặc điểm của tiêu chảy do nhiễm trùng:
Nhiễm trùng
|
Thời gian ủ bệnh
|
Thời gian bệnh
|
Triệu chứng
|
Staphylococcus
Salmonella
Campylobacter
B. cereus
B. Cereus (2 dạng
nhiễm trùng)
L.monocytogenes
|
2-6h
12-24h
2-7 ngày
1-5h
8-16h
3-70 ngày
|
6-24h
1-7 ngày
2-7 ngày
6-24h
12-24h
|
Nặng, nhanh khỏi,
đặc biệt là nôn
Chủ yếu là tiêu
chảy
Tiêu chảy kèm
đau bụng
Nôn ói
Tiêu chảy
Triệu chứng giống
cảm, tiêu chảy
|
Hội chứng ruột kích thích (xem trang 124): Bệnh này không nghiêm trọng
nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, và là một trong những nguyên nhân phổ biến
gây rối loạn chức năng đường ruột tái diễn ở trẻ vị thành niên và thanh niên. Bệnh
nhân thường mô tả triệu chứng dạng một lượng phân nhỏ khi đi tiêu hơn là tiêu
chảy. Dạng phân khá đa dạng, thường rời hoặc nửa mềm. Nó có thể được diễn tả
như phân thỏ hoặc có hình dạng cây bút chì. Tần suất nhu động ruột cũng thường
xuyên thay đổi như tiêu chảy luân phiên với táo bón. Thông thường bệnh nhân có
thói quen đi tiêu vài lần vào buổi sáng trước khi đi làm. Tình trạng này gặp
nhiều hơn khi bị stress, có thể liên quan tới sự lo lắng và đôi khi có thể gây
ra bởi nhiễm trùng đường ruột. Chế độ ăn uống không đủ chất xơ hoặc các chất xơ
không được hòa tan cũng có thể gây ra tình trạng này. Có một số loại thực phẩm
nhất định có thể kích ứng ruột, nhưng điều này chưa được chứng minh.
Đối với hội chứng
ruột kích thích, đi tiêu thường không kèm với máu. Tiêu chảy ra máu có thể do
viêm ruột hoặc có khối u ở ruột, và luôn cần tìm hiểu nguyên nhân kĩ hơn ở những
trường hợp này. Nguyên nhân do khối u thường thấy hơn ở bệnh nhân cao tuổi (nhất
là từ tuổi trung niên trở lên) và thường do thói quen đi tiêu thay đổi trong thời
gian dài; trong trường hợp này tiêu chảy đôi khi có thể gặp luân phiên với táo
bón.
Thuốc
Những thuốc đã thử
dùng:
Dược sĩ nên tìm hiễu
những thuốc bệnh nhân đã dùng để làm giảm triệu chứng nhằm đánh giá tính thích
hợp của những loại thuốc này.
Các thuốc khác hiện
đang uống:
Thông tin chi tiết
của tất cả các thuốc đang được dùng (kể cả OTC lẫn thuốc kê đơn ) đều cần thiết,
vì một số thuốc khi uống có thể gây tiêu chảy (bảng 5). Việc sử dụng thuốc OTC
nên được cân nhắc, một số thuốc thường dùng như thuốc kháng acid có chưa Mg và
các chế phẩm chứa sắt có thể gây tiêu chảy. Lạm dụng thuốc nhuận trường cũng có
thể là một nguyên nhân nên nghĩ đến.
Bảng 5. Một số thuốc có thể gây tiêu chảy
|
Khi nào thì khuyên bệnh nhân gặp bác sĩ?
|
Tiêu chảy kéo dài lâu hơn
1 ngày ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi
2 ngày ở trẻ dưới 3 tuổi và người già
3 ngày ở trẻ lớn và người lớn
Liên quan đến nôn mữa và sốt nặng
Vừa mới du lịch nước ngoài gần
đây
Nghi ngờ phản ứng phụ của thuốc
do các thuốc kê đơn
Có tiền sử thay đổi thói quen đi
tiêu
Có sự hiện diện có máu và chất
nhầy trong phân
Mang thai
|
Thời gian điều trị:
Một ngày ở trẻ em, hoặc có thể lên đến 2 ngày
Điều trị:
Liệu pháp bù nước đường uống
Nguy cơ mất nước do tiêu chảy cao nhất là ở trẻ em, và bù nước được xem là
liệu pháp điều trị chuẩn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tiêu chảy cấp. Gói uống bù
nước có thể dùng để trị tiêu chảy ở trẻ lớn và người lớn.
Vẫn có thể dùng liệu pháp bù nước ngay cả trong trường hợp cần đến gặp bác
sĩ. Dạng gói bột để pha với nước có bán trên thị trường, những loại này chứa Na
ở dạng muối clorid và bicarbonate, ngoài ra còn có đường glucose và kali. Việc
hấp thu Natri sẽ tốt hơn khi có flucose. Các dạng gói này cũng rất đa dạng về
mùi vị.
Dược sĩ nên hướng dẫn kỹ cách pha gói bột cho bệnh nhân, và lưu ý rằng chỉ
nên dùng nước lọc để pha thuốc (không bao giờ dùng nước trái cây hoặc thức uống
có gas); nước đun sôi để nguội nên được dùng ở trẻ dưới 1 tuổi. Không nên Dung
dịch sau pha có thể giữ trong 24h trong tủ lạnh. Nước có ga có đường không nên
sử dụng để pha các dụng dịch bù nước, vì sẽ tạo thành 1 dụng dịch thẩm thấu làm
nặng hơn tình trạng tiêu chảy. Hàm lượng natri, cũng như hàm lượng glucose
trong các thức uống đó cũng có thể cao.
Bảng 6: lượng dịch được đề nghị cung cấp cho bệnh nhân
Tuổi
|
Lượng dịch cần bù (sau mỗi lần tiêu chảy)
|
Dưới 1 tuổi
1 đến 5 tuổi
6 đến 12 tuổi
Người lớn
|
50ml (1 phần tư của ly thủy tinh)
100 ml (1 nửa ly thủy tinh)
200 ml (1 ly thủy tinh)
400 ml (2 ly thủy tinh)
|
Không nên tự làm dung dịch muối và đường ở nhà, vì nồng độ các chất điện giải
có thể không chính xác, trong khi độ chính xác này là rất cần thiết đặc biệt với
trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc người già. Muỗng định lượng chính xác có thể được sử
dụng để tạo ra một nồng độ chính xác nhưng việc này chỉ nên áp dụng cho người lớn
vì nồng độ chất điện giải không quá quan trọng.
Lượng dịch cần:
Cha mẹ đôi khi hỏi cần bù bao nhiêu nước cho trẻ. Các nguyên tắc đơn giản
sau đây có thể dùng để hướng dẫn: lượng nước bù cho bệnh nhân sẽ dựa trên số lần
tiêu chảy phân lỏng. Bảng 6 cung cấp thông tin lượng dịch cần sau mỗi lần tiêu
phân lỏng.
Liệu pháp khác
Loperamid
Loperamid là 1 thuốc điều trị tiêu chảy rất hiệu quả cho trẻ lớn và người lớn.
Khi chỉ định loperamid cho bệnh nhân, dược sĩ nên dặn bệnh nhân uống nhiều nước
để bù dịch. Có thể dùng gói bột pha dung dịch bù nước. Loperamid không nên sử dụng
cho trẻ dưới 12 tuổi.
Diphenoxylat/ atropin (Co-phenotrope)
Co -phenotrope có thể sử dụng như một liệu pháp hỗ trợ bù nước và trị tiêu
chảy ở những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên.
Kaolin
Kaolin được sử dụng như một liệu pháp trị tiêu chảy truyền thống trong nhiều
năm qua. Tác dụng của Kaolin được cho là dựa trên khả năng hút nước, do đó hút
cả các chất độc và vi khuẩn lên bề mặt của nó, từ đó loại chúng ra khỏi ruột.
Tuy nhiên, về sau người ta đã chứng minh đây không phải cơ chế cho tác dụng này
và cho đến nay hiệu quả của nó cũng còn là một câu hỏi. Liệu pháp bù dịch bằng
đường uống hầu như đã thay thế các chế phẩm chứa kaolin tuy nhiên bệnh nhân vẫn
tiếp tục yêu cầu các chế phẩm có chứa kaolin.
Morphin
Morphin và các dẫn chất, đã nằm trong phác đồ điều trị tiêu chảy từ nhiều
năm. Nền tảng lí thuyết trị tiêu chảy của morphin và các dẫn chất gây nghiên
khác như codein là làm chậm nhu động ruột, trên thực tế, táo bón là một tác dụng
thường gặp của nhóm thuốc này. Tuy nhiên, liều trong hầu hết các chế phẩm OTC không
chắc sẽ tạo ra được hiệu quả mong muốn. Kaolin và hỗn hợp chứa morphin vẫn là lựa
chọn phổ biến của nhiều bệnh nhân, mặc dù chưa có dữ liệu khẳng định hiệu quả của
nó.
Probiotics
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống đã chỉ ra rằng khi sử dụng cùng với liệu
pháp bù nước, các chế phẩm sinh học này sẽ làm giảm bớt số lần đi tiêu và rút
ngắn thời gian tiêu chảy do nhiễm trùng. Tuy nhiên những người tham gia trong
các thử nghiệm đa phần là người khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
cần được nghiên cứu thêm trước khi có khuyến cáo về việc sử dụng probiotic.
Một số điểm khi thực hành:
1. Bệnh nhân bị tiêu chảy nên uống nhiều các
chât lỏng không có màu trắng đục như nước hay nước trái cây pha loãng
2. Tổ chức tổng hợp kiến thức lâm sàng (CKS)
thuộc Bộ y tế quốc gia (NHS) khuyên rằng bệnh nhân có thể được tư vấn để tiếp tục
chế độ ăn uống bình thường của họ nhưng nên tránh các loại thực phẩm béo, các
loại thực phẩm có hàm lượng đường cao vì chúng có thể không được dung nạp tốt.
3. Bú mẹ và bú bình nên được tiếp tục ở trẻ.
Mức độ tiêu chảy và thời gian tiêu chảy không bị ảnh hưởng bởi việc tiếp tục dùng
sữa. Mục tiêu đặt ra nên là trẻ được nuôi đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối
với trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, và khi đó việc giảm
lượng sữa cho bú sẽ bất lợi hơn ở trẻ được nuôi dưỡng tốt – khi đó việc ngừng
cho bú tạm thời không quá ảnh hưởng. Các bác sĩ do đó tiếp tục tư vấn trẻ nên tạm
thời ngừng uống sữa, đặc biệt là bú bình, trong suốt giai đoạn cấp tính.
Tình huống tiêu
chảy trong thực hành lâm sàng:
Ca 1:
Cô Robinson nhờ bạn tư vấn thuốc dùng cho tiêu chảy. Con trai cô ấy -David
- 11 tuổi bị tiêu chảy và cô ấy lo lằng rằng 2 con của cô ấy Natalie - 4 tuổi,
và Tom - chỉ hơn 1 tuổi, cũng có thể bị tiêu chảy. David bắt đầu tiêu chảy từ
hôm qua, đã đi tiêu 5 lần, có bị mệt nhưng giờ không còn mệt nữa. David có than
đau, nhưng nhìn chung vẫn ổn và linh động . Hôm qua cậu bé đã ăn một chiếc bánh
nướng và khoai tây chiên từ cửa hàng ăn nhanh cho bữa trưa tại trường. Các
thành viên khác trong gia đình không ai dùng thức ăn giống như vậy. Cô Robinson
chưa cho cậu bé uống bất kì thuốc nào.
Quan điểm của dược sĩ
Nghe có vẻ David đang bị 1 cơn tiêu chảy cấp tính gây ra bởi thức ăn đã ăn
vào buổi trưa hôm qua. Cậu bé đã nôn một lần, nhưng bây giờ vấn đề là bệnh tiêu
chảy. Ngoài ra cậu bé vẫn ổn. Cậu bé chỉ mới 11 tuổi nên liệu trình điều trị tốt
nhất là thực hiện bù nước bằng đường uống và cùng với một số lời khuyên cho mẹ
của cậu bé về cách dùng. Nếu 1 trong 2 trẻ còn lại của cô ấy bị tiêu chảy thì chúng
vẫn có thể dùng liệu pháp này. David nên gặp bác sĩ vào ngày mai nếu tình trạng
cuả cậu bé không cải thiện.
Quan điểm của bác sĩ
Tiêu chảy của David là do ngộ độc thực phẩm. Bù nước bằng đường uống là liệu
pháp điều trị chính xác. Cậu bé cũng nên được khuyên là không nên ăn bất cứ thứ
gì trong vòng 24h tới hoặc có thể lâu hơn cho đến khi không còn tiêu chảy. Nếu
muốn bổ sung thêm các dung dịch lỏng khác ngoài dung dịch bù nước điện giải thì
cậu bé nên tránh dùng sữa.
Triệu chứng của cậu bé sẽ giảm xuống trong vòng vài giờ tới. Nếu chúng vẫn
còn tồn tại, hoặc cậu bé than đau bụng nặng hơn , đặc biệt là phía dưới bên phải
của bụng, mẹ cậu bé nên liên hệ với bác sĩ. Bệnh đau ruột thừa cấp tính không
điển hình có thể biểu hiện bằng một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường ruột.
Ca 2 :
Bà Choudry đang chờ lấy thuốc mà bà dùng trong ngừa tăng huyết áp. Bạn hỏi
thăm về cô ấy và gia đình cô ấy như thế nào, thì cô ấy nói rằng các thành viên
trong gia đình cô ấy đều đang bị bệnh tiêu chảy. Bạn biết rằng gia đình họ vừa
mới từ Ấn Độ về sau khi thăm họ hàng và tham dự một đám cưới. Sau khi được hỏi
kỹ hơn, bà Choudry đã nói rằng vấn đề tiêu chảy bắt đầu sau khi họ đi du lịch về.
Quan điểm của dược sĩ
Giới thiệu bệnh nhân đến các bác sĩ cộng đồng là cần thiết vì tiêu chảy có
thể liên quan đến chuyến du lịch gần đây.
Quan điểm của bác sĩ
Giới thiệu đến gặp bác sĩ là hợp lý ở đây. Rất rõ ràng, tìm hiểu sâu hơn về
tình trạng bệnh là cần thiết, chẳng hạn như ngày bắt đầu có triệu chứng và ngày
về đến vương quốc Anh. Nghe như không có vẻ đây là một bệnh tiêu chảy cấp nhưng
cần đảm bảo không ai trong gia đình bị mất nước. Nếu bệnh tiêu chảy vẫn còn tồn
tại, mẫu phân nên được gửi đến phòng thí nghiệm y học cộng đồng tại địa phương
để phân tích. Có thể là họ bị nhiễm bệnh bởi Giardiasis và cần được điều trị bằng
metronidazol. Đôi khi các mẫu phân cho kết quả là không có dấu hiệu nhiễm
trùng, khi đó có thể xem đây là tiêu chảy do nhu động ruột bị kích thích sau
khi nhiễm trùng. Trường hợp này thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu.
Ca 3
Bà Jean Berry muốn mua một số loại thuốc trước khi gia đình bà đi du lịch nước
ngoài lần đầu tiên, gia đình bà sẽ đi Tây Ban Nha vào tuần tới. Bà Berry có
nghe nói có một số người đi du lịch bị tiêu chảy, nên bà ấy muốn bạn tư vấn về
phương pháp điều trị tốt. Khi tìm hiểu bạn biết rằng, ông bà Berry và cả 2 con
trai 10 và 14 tuổi của họ đều đi du lịch.
Quan điểm của dược sĩ
Tiêu chảy do du lịch thường được giải quyết một cách dễ dàng. Bà Berry nên
mua một số viên nang loperamid, đó sẽ là lựa chọn thích hợp cho bà, ông Berry
và cậu con trai 14 tuổi của họ. Ngoài ra bà ấy cũng nên mua một số gói bù nước
đường uống cho cậu con trai nhỏ. Những gói thuốc này cũng có thể sử dụng cho
các thành viên khác trong gia đình.
Dược sĩ cũng có thể đưa ra một số lời khuyên có ích về một số nguy cơ có thể
tránh trong kỳ nghỉ đầu tiên của gia đình bà Berry. Trái cây tươi nên gọt vỏ
trước khi ăn, thức ăn nóng không nên ăn ở những nơi khác ngoài nhà hàng. Tốt nhất
nên tránh ăn đồ ăn ở những quầy ăn vặt bên đường. Các câu hỏi về chât lượng nước
uống cũng nên được hỏi. Lời khuyên tốt nhất cho khách du lịch là nên kiểm tra với
các đại diện của các công ty du lịch về khả năng thích ứng nước uống ở địa
phương. Nếu nghi ngờ, có thể dùng nước khoáng đóng chai, và có thể dùng nước
này để pha thuốc bột. Nước đá cũng nên tránh dùng, vì chất lượng nước đá phụ
thuộc vào nguồn nước cung cấp.
Tiêu chảy do du lịch thường sẽ tự khỏi, nhưng nếu nó vẫn còn tồn tại sau
vài ngày, thì cần được can thiệp y tế. Nếu tiêu chảy vẫn còn tồn tại hoặc tái
diễn khi về đến nhà nên đến gặp bác sĩ. Cuối cùng, bệnh nhân nên cảnh giác với
việc mua OTC ở nước ngoài. Ở một số nước, một lượng lớn kháng sinh và steroid
đường uống có thể được mua như là thuốc OTC. Ví dụ mỗi năm, bệnh nhân trở về
Anh với tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng chloramphenicol đường uống được
kê đơn hoặc được mua.
Quan điểm của bác sĩ
Dược sĩ đã điểm qua hết những ý quan trọng. Khả năng gây tiêu chảy thường
nhất là ngộ độc thức ăn và nước. Biện pháp tốt nhất trị tiêu chảy là ngừng ăn
và dùng nước đón chai (có hoặc không có bột cung cấp điện giải). Sử dụng
loperamid cũng có thể là 1 lựa chọn hợp lí.
Ca 4:
Ông Radcliffe là một cụ ông sống một mình. Hôm nay, người giúp việc nhà ông
ấy nhờ bạn tư vấn tiêu chảy mà ông ấy đã bị trong 3 ngày qua. Ông đi tiêu phân
lỏng khá thường xuyên và cảm thấy mệt mỏi, yếu. Ông đã nhờ người giúp việc ra hỏi
giúp vì ông không dám ra khỏi nhà và không có nhà vệ sinh gần đó. Bạn kiểm tra
hồ sơ dùng thuốc của bệnh nhân trong đó xác nhận ông đang dùng các loại thuốc
sau: digoxin, furosemid và paracetamol. Tuần trước bạn có bán 1 toa thuốc có
amoxicillin. Người nhà ông ấy nói rằng, ông ấy đã ăn uống bình thường và có vẻ
như chế độ ăn uống không liên quan với những triệu chứng của ông ấy.
Quan điểm của dược sĩ
Tiêu chảy của ông Radcliffe có thể là do amoxicillin, kháng sinh mà ông đã
sử dụng cách đây vài ngày. Tốt nhất là nên gọi cho bác sĩ của ông để thảo luận
liệu pháp điều trị thích hợp vì những thuốc khác ông đang uống có thể làm mất
cân bằng chất điện giải nếu ông bị mất nước nhiều, và có thể gây nguy hiểm cho
ông. Bác sĩ có thể quyết định ngừng amoxicillin.
Quan điểm của bác sĩ
Tiêu chảy của ông Radcliffe có thể là do amoxcillin. Liệu pháp điều trị
thích hợp là bổ sung nước và chất điện giải. Điều này đặc biệt quan trọng với
người già và trẻ sơ sinh, những đối tượng có cơ thể kém thích nghi với tình trạng
mất nước. Trong trường hợp của ông Radcliffe , vấn đề phức tạp hơn bởi những
thuốc ông ấy đang dùng: furosemid và digoxin. Ông không dùng bất kì thuốc nào bổ
sung kali hoặc thuốc lợi tiểu giữ kali. Mặc dù có thể có lý do hợp lý phía sau,
nhưng furosemid có thể gây mất kali làm tăng độc tính của digoxin. Thật không
may, kali cũng có thể mất khi bị tiêu chảy và làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Do đó, yêu cầu bác sĩ đến thăm khám và đánh giá tình trạng của ông. Ngoài ra
tiêu chảy có thể bị gây ra bởi Clostridium
difficinale ở đại tràng. Có thể nghĩ rằng kháng sinh ông sử dụng
(amoxicillin ) đã làm đảo lộn hệ vi khuẩn đường ruột của ông làm cho C.dificile phát triển. Tình trạng này có
thể gây ra bởi hầu hết các loại kháng sinh nhưng được báo cáo thường xuyên là
clindamycin, amoxicillin, ampicillin và các cephalosporin. Tình trạng này thường
xuyên xảy ra ở những bệnh nhân trên 65 tuổi. Tình trạng này bây giờ là phổ biến
nhất ở bệnh viện, nơi mà sự nhiễm khuẩn được cho là lây nhiễm do người chăm sóc
sức khỏe.
Tiêu chảy do C.dificile có thể ở
mức độ nhẹ, tự khỏi, cũng có thể ở mức độ nặng, tái diễn, một số trường hợp có
thể gây tử vong. Thường có sốt nhẹ, đau bụng có thể xảy ra. Những triệu chứng
này thường xảy ra sau 1 tuần dùng kháng sinh những cũng có thể sau 6 tuần sau phác
đồ có kháng sinh. Trong những trường hợp nặng nên được điều trị với metronidazol hoặc vancomycin.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire