Sự
thay đổi nồng độ thuốc trong huyết tương sau khi sử dụng liều đơn
Nguồn: http://www.pharmacorama.com/en/Sections/Pharmacokinetics-2.php
SV Dịch: Phạm Ngọc Anh Quý – D4 – ĐH Y Dược Huế
Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà – ĐH Y Dược Huế
SV Dịch: Phạm Ngọc Anh Quý – D4 – ĐH Y Dược Huế
Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà – ĐH Y Dược Huế
Nồng độ thuốc trong huyết tương phụ
thuộc vào cách thuốc được sử dụng như thế nào, dùng liều đơn độc hay lặp lại
trong một liệu trình và số ngăn (trong cơ thể) mà thuốc đó được phân bố.
Dạng một ngăn, đường tiêm
Sau khi tiêm
tĩnh mạch nhanh một thuốc trong thời gian ngắn như một liều tấn công (tiêm bolus),
nồng độ của thuốc đó trong huyết tương nhanh chóng đạt đỉnh, s au đó nó giảm đi
theo thời gian. Khi nồng độ thuốc giảm theo một hàm số mũ, ví dụ: theo đường
tuyến tính trong hệ logaritC, quá trình thải trừ và ngừng tác dụng chỉ đơn giản
phụ thuộc vào nồng độ. Sự biến đổi nồng độ thuốc trong huyết tương được biểu diễn
bằng phương trình sau đây:
C = C0.e-KelT
Trong đó:
C : Nồng độ tại thời điểm nhất định.
C0: Nồng độ thuốc ban đầu.
Kel: Hằng số thải trừ.
T: Thời gian.
C : Nồng độ tại thời điểm nhất định.
C0: Nồng độ thuốc ban đầu.
Kel: Hằng số thải trừ.
T: Thời gian.
Sự thay đổi nồng độ của thuốc được
tiêm bằng đường tĩnh mạch ( 1 ngăn)
C = Nồng
độ thuốc tại một thời điểm được tính bằng C = C0.e -KelT
|
1 =
Hấp thu (đường tiêm)
|
C0
= Nồng độ ban đầu
|
2 =
Biến đổi sinh học
|
Kel =
Hằng số thải trừ
|
3 =
Thải trừ
|
Dạng một ngăn, đường uống
Sau khi sử dụng
một thuốc đường uống, nồng độ của thuốc trong huyết tương tăng lên theo thời
gian, đến khi đạt đỉnh (Cmax), rồi sau đó giảm theo cấp số nhân. Khi nồng độ trong
huyết tương tăng, lượng thuốc được hấp thu vào máu sẽ cao hơn lượng bị chuyển
hóa và thải trừ. Tại điểm cân bằng, ví dụ tại Cmax, lượng thuốc hấp thu và lượng
thuốc bị chuyển hóa và thải trừ bằng nhau, nhưng sau đó quá trình chuyển hóa và
thải trừ lại chiếm ưu thế.
Sự thay đổi nồng độ của thuốc sử dụng
bằng đường uống ( 1 khoang)
Đường
cong đi lên, nồng độ tăng từ 0 đến Cmax, 1 > 2 + 3
|
1 =
Hấp thu (đường uống)
|
Cmax,
1 = 2 + 3
|
2 =
Biến đổi sinh học
|
Đường
cong đi xuống, 1 < 2 + 3
|
3 =
Thải trừ
|
Dạng hai ngăn, đường tiêm
Sau khi tiêm
tĩnh mạch một thuốc trong khoảng thời
gian ngắn, thuốc được phân bố vào 2 ngăn trong cơ thể, nồng độ trong huyết
tương (đo trong ngăn thứ nhất, ví dụ máu hay huyết tương) đầu tiên giảm xuống
nhanh chóng (pha alpha) rồi sau đó giảm đi chậm hơn (pha beta). Giai đoạn giảm
nhanh (pha alpha) tương ứng với sự thải trừ thuốc và vận chuyển thuốc từ ngăn 1
sang ngăn 2. Khi nồng độ ở hai ngăn đạt cân bằng, chỉ riêng sự thải trừ làm giảm
nồng độ thuốc, nhưng giảm đi chậm hơn bởi vì phải đòi hỏi phải thải trừ một thể
tích lớn hơn. Dốc A (pha alpha) tương ứng với sự liên tục thải trừ bằng cách
khuếch tán thêm vào ngăn thứ hai. Tương ứng với dốc B (pha beta) thì chỉ có duy
nhất sự thải trừ.
Sự thay đổi nồng độ của thuốc được
tiêm bằng đường tĩnh mạch ( 2 ngăn)
Đường
cong đi lên, nồng độ tăng từ 0 đến Cmax, 1 > 2 + 3 + 4
|
1 =
Hấp thu (đường tiêm)
|
Cmax,
1 = 2 + 3 + 4
|
2 =
Biến đổi sinh học
|
Đường
cong đi xuống, 1 < 2 + 3 + 4
|
3 =
Thải trừ
|
Dốc
alpha, 2 + 3 + 4
|
4 =
Khuếch tán từ C1 sang C2
|
Dốc
beta, 2 + 3
|
5
= Khuếch tán từ C2 sang C1
|
Dạng hai ngăn, đường uống
Sau khi sử dụng
một thuốc đường uống, nồng độ thuốc trong huyết tương tăng lên, đạt đỉnh, sau
đó giảm đi, lúc đầu nhanh, sau đó thì chậm hơn.
Sự thay đổi nồng độ của thuốc được
sử dụng bằng đường uống ( 2 ngăn)
Đường
cong đi lên, nồng độ tăng từ 0 đến Cmax, 1 > 2 + 3 + 4
|
1 =
Hấp thu (đường uống)
|
Cmax,
1 = 2 + 3 + 4
|
2 =
Biến đổi sinh học
|
Đường
cong đi xuống, 1 < 2 + 3 + (4)
|
3 =
Thải trừ
|
Dốc
alpha, 2 + 3 + 4
|
4 =
Khuếch tán từ C1 sang C2
|
Dốc
beta, 2 + 3
|
5
= Khuếch tán từ C2 sang C1
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire