Câu
13: Mình nghe nói propranolol (thuốc trị tăng huyết áp) gây tương tác với thuốc
theophylline (thuốc trị hen)? Cơ chế gây tương tác và xử lý khi gặp tương tác
này? Nếu trong trường hợp phải thay propranolol bằng một thuốc khác trong nhóm
chẹn beta thì nên chọn thuốc nào thay thế.
TRẢ
LỜI:
Propranolol
là một thuốc chẹn beta-adrenergic không chọn lọc. Việc dùng propranolol cho bệnh
nhân hen phế quản có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng hen phế quản do tác dụng
chẹn beta của propranolol gây co thắt phế quản nặng và có thể gây tử vong do
ngăn cản tác dụng giãn phế quản beta-adrenergic, đối kháng với tác động của các
thuốc giãn phế quản (ví dụ theophyllin).
Một
nguy cơ tương tác khác có thể xảy ra khi dùng đồng thời propranolol và
theophylin đó là làm giảm tác dụng của propranolol, và gia tăng tác dụng của
theophylin vì propranolol làm giảm độ thanh thải theophylin ở gan dẫn đến có thể
làm tăng nồng độ theophylin huyết thanh ..Vì theophylin có giới hạn an toàn hẹp
giữa liều điều trị và liều độc nênngộ độc theophylin có nhiều khả năng xảy ra
nhất khi nồng độ theophylin huyết thanh vượt quá 20 microgam/ml. Chán ăn, buồn
nôn,nôn, tiêu chảy, mất ngủ, kích thích, bồn chồn và nhức đầu thường xảy ra. Những
triệu chứng phân biệt về ngộ độc theophylin có thể gồm hành vi hung cảm kích động,
nôn thường xuyên, khát cực độ, sốt nhẹ, ù tai, đánh trống ngực và loan nhịp. Co
giật có thể xảy ra mà không có những triệu chứng báo trước khác về ngộ độc và
thường dẫn đến tử vong. Do đó cần thận trọng ở người bệnh hen phế quản khi chỉ
định dùng propranolol.
Xử
trí tương tác: tùy theo biểu hiện của bệnh nhân có thể có những biện pháp xử
trí phù hợp. Nếu bệnh nhân có biểu hiện của co thắt phế quản, cho bệnh nhân ngừng
propranolol, dùng các thuốc có tác dụng giãn phế quản như isoproterenol,
aminophylin. Nếu bệnh nhân hôn mê, co giật do theophylin phải loại thuốc khỏi dạ
dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày; đối với sốt cao khó chữa có thể dùng
phenothiazin và propranolol đối với chứng tim đập quá nhanh.
Những
thuốc chẹn beta-adrenergic không chọn lọc (ví dụ carteolol, carvedilol,
nadolol, levobunolol, metipranolol, nadolol, oxprenolol, penbutolol, pindolol,
propranolol, sotalol và timolo) được coi là chống chỉ định ở những bệnh nhân có
co thắt phế quản. Nếu không có giải pháp thay thế khác và bắt buộc phải sử dụng
một thuốc chẹn beta khi lợi ích lớn hơn nguy cơ co thắt phế quản thì nên sử dụng
thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim (như metoprolol, atenolol, bisoprolol,
esmolol, acebutolol) và khi sử dụng phải hết sức thận trọng. Bệnh nhân dùngphối
hợp thuốc này cần phải điều chỉnh liều theophylin cẩn thận và theo dõi chặt chẽ
nồng độ theophylin trong máu khi dùng liều cao hoặc có biểu lộ độc tính ở liều
thông thường.
DS. Nguyễn Thị Nguyệt Anh.
Tài liệu tham khảo
1. Dược
thư quốc gia Việt Nam (2002), Theophylin, Tr.904 -907
2. Dược
thư quốc gia Việt Nam (2002), Propranolol, Tr.831 – 833.
3. Interaction
between Theophylin- propranolol. Link http://www.drugs.com
This post is a great resource for so many blog things. Thanks for the info.
RépondreSupprimerto get online pharmacy from does pharmacy.