DƯỢC LÝ KHÁNG SINH
Dịch: Văn Thị Hường
Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà
Nguồn: Le Moniteur des Pharmacies. Cahier 2 du N. 2964 du 12
janvier 2013.
Tổ chức dịch: Nhóm Nhịp cầu Dược lâm sàng
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
BẰNG KHÁNG SINH
Sử dụng kháng sinh
đúng cách
Được tạo ra từ các chủng vi sinh vật qua đường tổng hợp,
kháng sinh là những chất có thể diệt (tính diệt khuẩn) hoặc ức chế sự phát triển
của vi khuẩn (tính kiềm khuẩn). Kháng sinh không có tác dụng trên vi rút. Nhóm
kháng sinh beta-lactam, fluoroquinolon (nhóm kháng sinh nhân tạo, được fluor
hóa từ quinolon), aminosid và nitroimidazol được xem như có tính diệt khuẩn. Nhóm kháng sinh macrolid và
các dẫn chất của macrolid, cyclin và cotrimoxazole được xem là các kháng sinh kiềm
khuẩn.
Điều
trị kháng sinh phải lưu ý đến một số tiêu chí quyết định việc lựa chọn phân tử
như:
-
Chẩn đoán lâm sàng về nhiễm khuẩn và xác định vi khuẩn mầm gây bệnh dựa theo kháng
sinh đồ;
- Các đặc tính dược động học của kháng sinh (sinh khả
dụng quyết định đường uống, đường truyền và khả năng khuếch tán ở một số cơ
quan, cách đào thải có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp của liều lượng ở các bệnh
nhân suy thận).
Thời gian điều trị phụ thuộc vào vùng nhiễm khuẩn được
điều trị. Cần phải tuân thủ liều lượng và thực hiện đúng việc điều trị có thời
hạn (ngay cả khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn) không chỉ để tránh tái phát mà
còn tránh gây kháng thuốc.
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc điều trị dùng kháng
sinh phải theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý mua thuốc dùng và cần được
theo dõi điều trị về hiệu quả (điều này đặc biệt có ý nghĩa lâm sàng từ 48 đến
72 giờ) cũng như dung nạp thuốc.
Kháng sinh hoạt động như thế nào?
ARN vận
chuyển
|
Acid clavulanic
ức chế bêta-lactamase nằm
trong chất tế bào và bảo vệ các bêta-lactam không bị phân hủy sớm.
|
vách vi
khuẩn
|
chất tế
bào
|
bêta-
lactamase
|
Aminosid, macrolid và cyclin
ức
chế tổng hợp protein vi khuẩn bằng cách cố định trên các tiểu robosom.
|
Bêta-lactam
ức chế
việc tổng hợp của vách vi khuẩn bằng cách cố định trên protein liên kết
penicilin.
|
Màng tế bào chất
|
Quinolon, sulfamid và
nitro-imidazole phản ứng trên chuỗi ADN vi khuẩn (làm rối
loạn việc tổng hợp các thành phần cấu tạo của ADN, hoặc làm mất ổn định chuỗi
ADN)
|
Các kháng sinh được phân biệt qua mức độ tác động
trên cấu trúc vi khuẩn. Ba mục tiêu chính của kháng sinh là:
·
Vách vi khuẩn (nơi hoạt động của beta-lactam). Một
số vi khuẩn tổng hợp beta-lactamase, enzyme có khả năng phá hủy các bêta-lactam.
Như vậy, việc thêm acid clavulanic (chất ức chế bêta-lactamase) giúp beta-lactam
duy trì được tính hiệu quả.
·
ADN vi khuẩn (nơi hoạt động của quinolon,
sulfamid và nitro-imidazol).
·
Các ribosom vi khuẩn (nơi hoạt động của macrolid,
aminosid và cyclin)
CÁC KHÁNG SINH
CHÍNH
Nhóm Aminosid
Ø Nhóm
kháng sinh aminosid được tạo từ những lớp xạ nấm Actinomyce có tên quốc tế kết thúc bằng đuôi –micin, còn những kháng sinh được tạo thành từ Streptomyce có đuôi -mycin và không được nhầm lẫn các kháng
sinh này với nhóm macrolid.
Ø Sinh
khả dụng của kháng sinh này theo đường uống rất kém, điều này chứng minh cho việc
tiêm hoặc dùng thuốc tại chỗ.
Ø Các
aminosid được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn nghiêm trọng đường tiết niệu, nhiễm
trùng huyết hoặc viêm màng trong tim.
Tác dụng không
mong muốn
Ø Gây
nhiễm độc thận do ảnh hưởng ống lượn gần, có thể dẫn đến suy thận cấp tính.
Ø Gây
nhiễm độc tai với nhiễm độc tiền đình (chóng mặt, rối loạn thăng bằng) có thể hồi
phục trước khi nhiễm độc đoạn ốc tai không thể hồi phục và dẫn đến suy giảm thính
giác.
Ø Tác
dụng mềm cơ kiểu cura.
Tương tác thuốc
Nguy cơ về tác dụng không mong muốn gia tăng khi có sự
kết hợp với các chất gây độc thận hoặc tai (amphotericin B tiêm tĩnh mạch,
cycloposrin, cisplatin) và thuốc lợi niệu.
Nhóm Beta-lactam
Gồm các phân nhóm kháng sinh penicilin và
cephalosporin (được nhận dạng tương ứng qua các hậu tố -cilin và tiền tố cef- trong
tên thuốc quốc tế của các nhóm kháng sinh này)
vách vi
khuẩn
|
Bêta -
lactam
|
Ø Phân
nhóm penicilin G (benzylpenicilin) được chỉ định trong phòng tái phát thấp khớp
cấp tính và điều trị bệnh giang mai. Các penicilin V (phenocymetinpenicilin) chủ
yếu được dùng trong điều trị liên cầu khuẩn (phòng bệnh viêm quầng, tái phát thấp
khớp, bệnh tinh hồng nhiệt). Các penicilin nhóm M (oxacilin, cloxacilin) được
chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn cơ xương, phổi và liên cầu thận. Các
penicilin nhóm A (amoxicilin) được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng,
phế quản phổi và niệu sinh dục.
Ø Các
cephalosporin thế hệ 1 (C1G) được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng,
đường hô hấp hoặc tiết niệu. Các C2G, C3G được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn
tai mũi họng, phế quản phổi và tiết niệu.
Tác dụng không
mong muốn
Ø Dị
ứng ngoài da như nổi mề đay, phù Quincke, sốc phản vệ.
Ø Hội
chứng quá mẫn cảm với da (hội chứng Lyelle hoặc hội chứng Stevens-Johnson) gắn
với các dấu hiệu suy nội tạng (DRESS).
Ø Rối
loạn tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí là viêm đại tràng màng giả), tần
suất cao hơn với các cephalosporin và khi amoxicilin được kết hợp với acid clavulanic.
Ø Rối
loạn đông máu (một số loại cephalosporin).
Tương tác thuốc
chính
Ø Các
penicilin làm gia tăng độc tính huyết học của methotrexate do giảm thải trừ qua
đường tiết niệu (không nên dùng kết hợp)
Ø Nguy
cơ phản ứng ngoài da dưới tác dụng của amoxicilin tăng lên khi bệnh nhân được
điều trị bằng allopurinol (tương tác này cần được lưu ý)
Nhóm cyclin
Các cyclin được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn
niệu sinh dục, tai mũi họng, phổi hoặc da liễu như mụn trứng cá. Doxycilin cũng
được chỉ định trong hóa dự phòng bệnh sốt rét.
Tác dụng không
mong muốn
Ø Mẫn
cảm với ánh sáng, viêm thực quản
Ø Mảng
bám răng làm suy yếu men răng và có thể làm biến màu răng ở trẻ em.
Tương tác thuốc
chính
Ø Chống
chỉ định dùng phối hợp với cyclin và retinoid (nguy cơ làm tăng áp lực nội sọ).
Ø Các
muối sắt, canxi, kẽm làm giảm hấp thụ đường ruột của cyclin.
Ø Doxycyclin
bị bất hoạt khi phối hợp với các thuốc chống co giật vì các thuốc này là chất
gây cảm ứng enzyme.
Các fluoro
quinolon
Hoạt phổ và chỉ
định
Nếu các quinolon thế hệ 1 được dùng trong điều trị
nhiễm trùng đường tiết niệu dưới không gây biến chứng, tuy nhiên chúng lại
không còn được kê điều trị do kháng thuốc mạnh. Các quinolon thế hệ 2 hoặc
fluoroquinolon (được nhận dạng qua tên quốc tế có đuôi –oxacin) được chỉ định dùng trong điều trị nhiễm trùng đường tiết
niệu dưới và trên, tai mũi họng, cơ xương và phế quản. Cần lưu ý đến sự xuất hiện
đáng lo ngại của khuẩn E.coli - chủng kháng fluoroquinolon.
Tác dụng không
mong muốn
Ø Mẫn
cảm với ánh sáng
Ø Bệnh
khớp và viêm gân (thậm chí làm vỡ gân Achille), buộc phải dừng điều trị
Ø Rối
loạn tâm thần, giảm ngưỡng động kinh
Ø Moxifloxacin
và ciprofloxacin có thể kéo dài khoảng QT trên ECG với nguy cơ gây loạn nhịp
Tương tác thuốc
chính
Ø Fluoroquinolon
tương tác với các cation kim loại (muối sắt, kẽm, magiê, canxi) làm giảm hấp thụ
đường tiêu hóa.
Ø Enoxacin
bị chống chỉ định phối hợp với theophylin và không nên dùng với cafein, làm giảm
trao đổi chất.
Ø Moxifloxacin
và ciprofloxacin tương tác với các thuốc hạ kali máu và các thuốc gây xoắn đỉnh. Macrolid và các dân chất của nó
Được nhận dạng qua tên quốc tế có đuôi –mycin, nhóm kháng sinh macrolid được
dùng trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng (thế hệ thứ 2 trong trường hợp dị ứng
với bêta-lactam), đường hô hấp, ngoài da và sinh dục. Clarithromycin được chỉ định
trong tiệt trừ khuẩn Helicobacter pylori.
ARN vận
chuyển
|
Các aminosid,
macrolid và cyclin
|
Tác dụng không
mong muốn
Ø Ngoài
rối loạn tiêu hóa thường xuyên và nguy cơ làm tổn thương gan có thể hồi phục,
các macrolid là một trong những nhóm kháng sinh được dung nạp tốt hơn.
Ø Tuy
nhiên, erythromycin IV và azithromycin có thể kéo dài khoảng QT
Ø Telithromycin
có thể gây nhược cơ nghiêm trọng và gây rối loạn thần kinh trung ương (lâng
lâng, chóng mặt, mất nhận thức) cũng như các rối loạn về thị giác như chứng
song thị, vì vậy không nên lái xe và nên uống trước khi đi ngủ.
Tương tác thuốc
chính
Trừ spiramycin, các macrolid là những chất ức chế enzyme
và ức chế chuyển hóa của nhiều loại thuốc (trong đó có phái sinh nấm cựa,
statin và colchicin)
Nhóm Nitro-imidazol
Metronidazol có các đặc tính chống ký sinh trùng và
được chỉ định cho các bệnh trùng roi (trichomonases) và nhiễm khuẩn ký sinh trùng
Giardia. Nó cũng được dùng để điều trị nhiễm trùng răng miệng và viêm đại tràng
màng giả do chủng Clostridium difficile.
Tác dụng không
mong muốn
Ø Gây
tác dụng khó chịu như dùng thuốc cai rượu (Effet antabuse)
Ø Nôn,
tiêu chảy, sưng lưỡi và loạn vị giác
Ø Nước
tiểu có màu nâu
Tương tác thuốc
chính
Không nên phối hợp metronidazol với disulfiram (nguy
cơ gây mê sảng)
Metronidazol ức chế chuyển hóa của AVK (việc phối hợp
cần tăng cường kiểm soát INR)
Nhóm sulfamid
Sulfamid được nhận dạng qua tiền tố sulfa trong tên
quốc tế của thuốc, được chỉ định trong điều trị bệnh sưng tai, nhiễm khuẩn đường
hô hấp, đường tiết niệu dưới và trên, bệnh viêm phổi (hiện nhóm kháng sinh này
bị kháng thuốc rất nhiều)
Tác dụng không
mong muốn
Ø Rối
loạn tiêu hóa: nôn, ói, tiêu chảy
Ø Mẩn
ngứa ngoài da: mẫn cảm với ánh sáng, phát ban ở da, hội chứng chứng Lyelle hoặc
Stevens-Johnson. Nguy cơ dị ứng đan chéo với sulfamid hạ đường huyết.
Ø Gây
độc gan: giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu
Ø Suy
thận do sỏi thận, vì thế cần phải cung cấp nhiều nước trong quá trình điều trị
Ø Cotrimoxazole
đi qua sữa mẹ và có thể gây thiếu hụt acid folic ở trẻ sơ sinh (chống chỉ định trong
thời kỳ đang cho con bú đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi)
Tương tác thuốc
chính
Ø Các
sulfamid là những thuốc gắn mạnh với các protein huyết tương, có thể đẩy các
thuốc AVK (nguy cơ chảy máu), chlorpropamid và tolbutamid (nguy cơ giảm glucose
huyết) ra khỏi liên kết của chúng với albumin.
Ø Việc
phối hợp cotrimoxazol (sulfamethoxazol + trimethoprim) với methotrexate bị chống
chỉ định vì nguy cơ làm tăng độc tính trên máu của methotrexate do giảm thải trừ
của thận, và thêm tác dụng ức chế việc tổng hợp acid folic.
CÁC KHÁNG SINH ĐƯỜNG UỐNG CHÍNH
DC/đặc
tính
|
Chống
chỉ định
|
Lời
khuyên khi sử dụng
|
Lưu
ý
|
Kháng
sinh nhóm Beta - lactam: thuốc penecilin
|
|||
Phenoxymethyl penicillin: Oracilin
Cloxacilline: Orbenine
Amoxicillin: Clamoxyl
Augmentin (+ acid clavulanic)
|
- Có tiền sử dị ứng với beta-lactam
|
- Thuốc cloxacilin và oxacilin được uống trước bữa ăn 30 phút.
- Thuốc amoxicilin kết hợp với acid clavulanic được uống vào đầu bữa
ăn.
- Không uống kết hợp với các thuốc khác.
|
- Bristopen: bảo quản trong tủ lạnh để làm giảm vị đắng của thuốc.
- Có thể dùng trong thời kỳ cho con bú nhưng hãy dừng cho con bú hoặc
dừng thuốc trong trường hợp bị nấm, tiêu chảy hoặc phát ban ở trẻ sơ sinh.
- Cần uống đủ nước trong thời gian điều trị để tránh bị sỏi niệu
|
Kháng
sinh nhóm Beta - lactam: thuốc cephalosporin
|
|||
C1G
Cefaclor: Alfatil, Haxifal
Cefadroxil: Oracefal
Cefalexin: Keforal
|
- Có tiền sử dị ứng với beta-lactam
|
- Thuốc cefaclor được uống sau bữa ăn, thuốc cefalexine được uống sau
bữa ăn và không được uống cùng với cefadroxil
|
Có thể dùng trong thời kỳ cho con bú nhưng hãy dừng cho con bú hoặc dừng
thuốc trong trường hợp bị nấm, tiêu chảy hoặc phát ban ở trẻ sơ sinh.
|
C2G Cefuroxime : Zinnat
|
- Có tiền sử dị ứng với beta-lactam (tuy nhiên trong trường hợp dị ứng
lành tính với penicilin thì có thể dùng nhóm thuốc C2G và C3G)
|
- Uống sau bữa ăn từ 15-30 phút
|
|
C3G
Cefixim: Oroken
Cefotiam: Taketiam, Texodil
Cefpodoxim: Orelox
|
- Cefotiam: uống trước bữa ăn
- Cefpodoxim: uống trong bữa ăn
- Không uống cùng với cefixim
|
||
Nhóm
Cyclin
|
|||
Doxycyclin: Doxy Ge, Doxyli Ge, Granudoxy Ge, Tolexine Ge, Vibramycin
N
Lymecyclin: Tetralysal Metacyclin: Lysoclin, Physiomycin
Minocyclin (PIH)*: Mestacin, Mynocin
|
- Dị ứng với cyclin
- Trẻ em dưới 8 tuổi
- Phụ nữ mang thai thai kỳ quý thứ hai và ba.
|
- Thuốc doxycyclin và minocyclin: uống giữa bữa ăn với một cốc nước đầy
trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ.
- Thuốc lymecyclin và metacyclin : uống sau bữa ăn
|
- Vì tính đến tỷ lệ lợi ích/rủi ro kém hơn so với thuốc doxycyclin
nên thuốc minocyclin không còn được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá. Đối
với các nhiễm khuẩn khác, các thuốc này vẫn được chỉ định trong trường hợp
kháng các thuốc cyclin khác.
|
Nhóm
Fluoroquinolone
|
|||
Ciprofloxacin: Ciflox, Uniflox
Enoxacin:
Enoxor
Levofloxacin: Tavanic
Lomefloxacin: Decalogixflox, Logiflox
Moxifloxacin: Izilox
Norfloxacin: Noroxine
Ofloxacin: Monoflocet, Oflocet
Pefloxacin: Peflacin Monodose
|
- Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển (ngoại trừ trường hợp bội
nhiễm Pseudomona aeruginosa ở trẻ em bị mắc bệnh xơ hóa kén)
- Phụ nữ đang cho con bú
- Tiền sử viêm gân do quinolone
|
- Enoxacin và pefloxacin: uống trong bữa ăn (để hạn chế rối loạn tiêu
hóa).
- Lomefloxacin: nên uống vào buổi chiều.
- Norfloxacin không được uống cùng sản phẩm sữa.
- Không uống kết hợp với các thuốc khác.
|
- Cẩn trọng khi kê đơn cho các bệnh nhân có tiền sử co giật
|
Nhóm
Macrolide và các dẫn chất (ngoài phối hợp)
|
|||
Azithromycin: Azadose, Ordipha, Zithromax, Zithromax Monodose
Clarithromycin: Mononaxy, Monoze-clar, Naxy, Zeclar
Erythromycin: Abboticine, Egery, Ery-throcine
Josamycin: Josacine
Midecamycin: Mosil
Roxithromycin: Claramid, Rulid
Spiramycin: Rovamycin
APPARENTES
Clindamycin: Dalacin
Lincomycin: Lincocin
Pristinamycin: Pyostacin
Telithromycin: Ketek
|
- Tiền sử dị ứng với macrolid và/hoặc phát ban mụn mủ
(pristinamycin).
- Thời kỳ cho con bú đối với các thuốc clindamycin, lincomycin và
pristinamycin. Các macrolid khác: chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú nếu
trẻ sơ sinh được điều trị bằng thuốc cisapride (nguy cơ xoắn đỉnh)
- Chứng nhược cơ, suy gan hoặc suy thận nghiêm trọng đối với thuốc
telithromycin
|
- Clarithromycine:
uống trong bữa ăn
- Erythromycin:
uống trước bữa ăn.
- Lincomycin: uống
trước ăn (và không ăn gì 1 giờ sau khi uống thuốc)
- Pristinamycin:
uống lúc ăn
- Telithromycin:
uống buổi tối khi đi ngủ
- Không uống kết hợp với các thuốc khác.
|
- Không nên dùng spiramycin trong thời kỳ cho con bú (truyền vào sữa
mẹ)
- Telithromycin không được dùng trong thời kỳ cho con bú (chưa có dữ
liệu đầy đủ)
- Telithromycin không có trong danh mục thuốc được bảo hiểm chi trả
cho chỉ định “viêm họng”
- Không lái xe khi uống Telithromycin
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire