Dịch: Thái Nguyễn Thu Trang, Sinh viên Dược K65, Đại học Dược Hà Nội
Hiệu đính: ThS.DS. Võ Thị Hà, ĐH Y Dược Huế
Nguồn: Alison
Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy
- A Guide to management of common illnesses 7th.
1.
Đau đầu
Các chứng đau đầu phổ
biến nhất mà dược sỹ cộng đồng thường gặp phải là: đau nửa đầu - đau đầu migraine,
đau đầu do căng thẳng hoặc do viêm xoang. Việc đặt câu hỏi cẩn thận sẽ giúp
phân biệt được các nguyên nhân nghiêm trọng, cần đến sự tư vấn của bác sĩ.
Những
điều dược sỹ cần biết
|
- Tuổi
- Trẻ em hay người trưởng thành
- Thời gian kéo dài cơn đau
- Tính chất và vị trí đau
- Tần suất và thời điểm đau
- Tiền sử:
Các cơn đau, hoa mắt, ngất xỉu
- Các triệu chứng liên quan
Buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng
- Yếu tố dẫn đến đau đầu
Thức ăn, đồ uống có cồn, stress, hormon
- Các thương chấn và tổn thương gần
đây
- Té ngã
- Kết quả kiểm tra mắt gần đây
- Thuốc
|
Tầm quan trọng của từng mục thông tin ở trên:
1.1.
Tuổi
Dược sỹ nên tư vấn đi khám bác sĩ trong tất
cả các trường hợp đau đầu ở trẻ, đặc biệt khi liên quan đến việc sang chấn hoặc
chấn thương đầu trước đó, ví dụ sau khi ngã. Những đứa trẻ bị đau ở phía sau đầu
và cổ co cứng cần được đưa đến bác sĩ ngay lập tức. Bệnh nhân lớn tuổi đôi khi
bị đau đầu một vài ngày sau khi ngã, điều này thường liên quan đến sự va đập ở
đầu. Trường hợp này có thể là do chảy máu chậm trong não, tụ máu dưới màng cứng,
và phải đưa đến bác sĩ ngay lập tức.
Sẽ là bất thường nếu bệnh nhân trên 40 tuổi trả lời đây là lần đầu tiên bị đau nửa đầu (migraine) , những bệnh nhân này nên được tư vấn đến
gặp bác sỹ. Ở Mỹ, tỉ
lệ cao nhất mắc migraine mà không có các triệu chứng báo trước xuất hiện ở nam giới từ 10 đến 11
tuổi, ở nữ giới
từ 14 đến 17 tuổi. Tỉ lệ cao nhất mắc migraine mà có các triệu chứng báo trước xuất hiện ở trẻ nam tầm 5 tuổi, ở
bé gái tầm giữa 12 và 13 tuổi.
1.2. Thời gian
kéo dài cơn đau
Bất cứ trường hợp đau đầu nào mà không đáp ứng
với các thuốc giảm đau không cần kê đơn (OTC) trong vòng 1 ngày đều cần tư vấn
đến gặp bác sĩ.
1.3. Tính chất và vị trí đau
Đau đầu do căng thẳng là kiểu thường gặp nhất,
thường được mô tả là đau xung quanh đầu và phần trên cổ. Thỉnh thoảng cơn đau
lan rộng lên đỉnh
đầu đến vùng trên
mắt. Không kèm bất kì chứng cứng cổ nào. Các cơ dưới
chẩm có thể bị đau khi chạm vào. Cơn đau có thể được miêu tả như có một miếng băng quấn xung quanh đầu. Cơn
đau thường âm ỉ hơn là kiểu đau nửa đầu (thường đau nhói hoặc đau dồn dập). Tuy nhiên tính chất của cơn đau là
chưa đủ để chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu là nghiêm trọng hay không nghiêm
trọng.
Nếu nằm xuống khiến cơn đau vốn ổn định và âm ỉ trở nên nặng hơn, đau sâu hơn, trầm trọng
hơn thì cần tư vấn bệnh nhân đến
gặp bác sĩ, vì nó có thể do tăng áp lực hộp sọ do u não, nhiễm trùng hoặc
nguyên nhân khác. Điều này là hiếm và thường sẽ có thêm các triệu chứng liên
quan khác như: thay đổi ý thức, mất thăng bằng, phối hợp đông tác kém, trong trường hợp nhiễm trùng
còn có sốt.
Đau nửa đầu
(migraine) kinh điển là đau một
bên, ảnh hưởng đến một bên đầu, đặc biệt là ở trên trán.
Một
cơn đau nặng, đột ngột, xuất hiện ở phía sau đầu có thể là biểu hiện của xuất huyết dưới nhện dù trường hợp này thường hiếmTỉ
lệ mắc xuất hiện dưới nhện
trong dân số là 6/100.000
người một năm. Nó xảy ra khi một mạch máu nhỏ ở đáy não bộ bị rò rỉ máu vào dịch não tủy bao quanh não. Nó thường kèm tăng huyết áp. Can thiệp cấp cứu y tế
là cần thiết. Thỉnh thoảng, những cơn đau đầu đột ngột ở sau đầu có thể liên
quan đến việc tập luyện (đau đầu do
gắng
sức). Điều này không nguy hiểm nhưng cần phân biệt với xuất huyết thông qua chụp
cắt lớp và cộng hưởng từ.
1.4. Thời gian và tần suất của các triệu
chứng
Dược sĩ nên xem các trường hợp đau đầu tệ hơn vào buổi
sáng và cải thiện hơn
trong ngày là những trường hợp nghiêm trọng đặc biệt vì nó có thể là dấu hiệu
của tăng áp lực nội
sọ. Những cơn đau
đầu này thường
xảy ra hằng ngày trong 2-3 tháng và mỗi lần đau có thể lên đến 3 giờ. Một bệnh nhân có tần suất và mức độ đau đầu ngày càng tăng thì cần được tư vấn đi khám bác sĩ.
1.5. Tiền sử
Nếu
bệnh nhân đã từng bị đau đầu tương tự trước đây thì dược sĩ có thể an tâm hơn.
Nói cách khác, có thể có các đặc điểm tương tự về bản chất và vị trí cơn đau
nhưng mức độ đau thì có thể khác năm trước. Trường hợp này ít khi là dấu hiệu
đâu đầu do một nguyên nhân nghiêm trọng gây ra. Trong khi đó, các kiểu đau đầu
mới hoặc khác (đặc biệt ở người >45 tuổi) có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một
tình trạng nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân đau nửa đầu (migraine) thường phải chịu
đựng những cơn đau đầu thường xuyên. Trong một vài trường hợp, đau đầu có thể xảy
ra thành từng chùm. Cơn đau có thể xuất hiện cả ngày trong 2-3 tuần và sau đó
biến mất trong nhiều tháng đến nhiều năm.
1.6. Các triệu chứng liên quan
Trẻ em và người lớn bị đau đầu kèm
mất thăng bằng hoặc cử động vụng về thì cần được can thiệp y tế ngay lập tức.
a. Đau nửa đầu (migraine)
Đau nửa đầu ảnh hưởng đến 15% dân
số Anh, 2/3 trong số đó là nữ giới. Có hai kiểu chính: đau nửa đầu không có triệu
chứng báo trước (kiểu thông thường) chiếm 75% trường hợp, đau nửa đầu
có triệu chứng báo trước (kiểu cổ điển)
Đau nửa đầu kiểu cổ điển: thường kèm thay đổi thị
lực trước khi đau đầu hay
còn gọi là giai đoạn báo trước. Bệnh
nhân có thể miêu tả nhìn thấy ánh
sáng nhấp nháy hoặc các đường zic zac. Trong suốt giai đoạn báo trước, bệnh
nhân có thể bị ngứa ran hoặc tê ở một bên cơ thể, ở môi, tay hoặc
mặt. Đau nửa đầu cũng kèm theo buồn nôn hoặc thỉnh thoảng
nôn. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu khi nằm trong phòng tối và ánh sáng
làm mắt họ bị đau nhức. Tỉ lệ bị đau nửa đầu kiểu cổ điển ở
nữ cao gấp 3 lần so với nam.
Đau nửa đầu kiểu thông thường: không có giai đoạn báo trước, đau đầu có thể ở một
bên nhưng cả hai bên đầu có
thể bị ảnh hưởng, và có
thể có buồn nôn hoặc nôn.
Hiệp hội Đau đầu Quốc tế (International Headache Society) đã công bố các gợi ý chẩn đoán đau nửa đầu (migraine)
Các dấu hiệu chẩn đoán đau nửa đầu của Hiệp hội Đau đầu
Quốc tế
|
Đau nửa đầu kiểu thông thường
- Ít nhất đã có 5 đợt đau đầu với giai đoạn
tấn công kéo dài 4-72h
- Ít nhất có 2 đặc điểm đau đầu sau:
+
Đau nhói/đau kiểu rung mạch (pulsating/throbbing)
+ Đau trung
bình đến nặng
+ Đau tăng khi
di chuyển
+ Đau nửa đầu
- Ít nhất có một triệu chứng liên quan
+ Buồn nôn
và/hoặc nôn
+ Sợ ánh sáng
và sợ âm thanh
|
Đau nửa đầu kiểu cổ điển
- Ít nhất có 3 đặc điểm sau
+ Triệu chứng thần kinh
khu trú báo trước thoáng qua một hoặc nhiều lần
+ Giai đoạn báo trước dần
tiến triển trong 5 phút hoặc có vài triệu chứng liên tiếp nhau xuất
hiện
+ Giai đoạn báo trước kéo
dài từ 5- 60 phút
+ Đau đầu xuất hiện cùng
giai đoạn báo trước hoặc sau đó, và kéo dài 60 phút
|
Trích
từ The International Classification of Headache Disorders 2nd edition
Cephalalgia, 2004; 24(Suppl. 1): 1–150
b. Đau đầu hàng ngày mạn tính
Đau đầu hàng ngày
mạn tính (Chronic daily
headache) được định nghĩa là đau đầu xuất hiện trong
phần lớn các ngày, nhiều
hơn 15 ngày một
tháng, thường kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn, xảy ra hàng ngày
và không thuyên giảm.
Ở một số bệnh nhân, đợt đau đầu mạn kéo dài ngắn hơn, có thể xảy ra ở
trẻ em và người cao tuổi. Tỷ lệ dau
đầu hàng ngày mạn tínhở nam cao gấp 2 lần so với nữ. Đau đầu hàng
ngày mạn tính có đặc trưng là sự kết hợp giữa cơn đau mạn làm nền, co cơ mức độ thấp, thường có cứng cổ cùng triệu
chứng đau nửa đầu xen vào.
Đau đầu hàng ngày mạn tính có thể do sử dụng hàng ngày các thuốc
giảm đau đơn thuần hoặc kết hợp có chứa codein. Bất cứ một đau đầu
kéo dài nào đều phải được giới thiệu tới bác sĩ đa khoa để được
đánh giá.
c. Đau đầu chùm (trước
đây được gọi là đau
dây thần kinh dạng nửa đầu)
Đau đầu chùm (Cluster headaches,
previously called migraineous
neuralgia) đúng như tên gọi là
đau đầu mà cơn này nối tiếp cơn khác. Triệu chứng điển hình là các đợt đau đầu diễn ra hàng ngày kéo dài hơn 2- 3 tháng, sau đó thuyên
giảm không do tác động gì, có thể kéo dài đến 2 năm. Cơn đau có thể
dữ dội và thường xuất hiện rất
nhanh đến mức có thể làm bệnh nhân thức giấc khi đang ngủ. Thời gian
của mỗi cơn đau từ 0,5- 3h, thường đau nửa đầu, đau ở mắt, má, thái
dương. Đau đầu chùm thường đi kèm chảy nước mắt, đau mắt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
ở cùng bên đầu bị đau. Bất kỳ trường
hợp đau
đầu nặng, kéo dài hoặc tái phátđều phải được giới thiệu tới bác
sĩ để chẩn đoán.
d. Viêm xoang
Viêm xoang (Sinusitis) có thể làm phức
tạp thêm các trường hợp nhiễm virus đường hô hấp (ví dụ cảm lạnh), hoặc dị ứng (ví dụ sốt mùa hè), gây viêm và sưng
lớp niêm mạc của các xoang. Chất nhầy trong các xoang không thể thoát
ra được gây nhiễm khuẩn thứ phát, tăng áp lực trong xoang, gây đau. Thường đau
xung quanh hoặc sau mắt và thường chỉ đau một bên. Đau đầu có thể kèm sổ mũi, nghẹt mũi. Các xoang bị
ảnh hưởng thường xuyên trở nên dễ chịu hơn khi ấn tạo áp lực lên vùng xoang đó. Triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn khi ngả người về
phía trước hoặc nằm xuống.
e.
Viêm động mạch thái dương (Temporal arteritis)
Viêm động mạch thái dương thường xảy ra ở
các bệnh nhân lớn tuổi, khi các động mạch chạy qua thái dương bị
viêm. Chỗ viêm có thể đỏ, bị đau và dày lên khi chạm vào. Tuy nhiên
những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng xuất hiện. Bất kỳ bệnh
nhân cao tuổi nào có đau đầu vùng trán hoặc thái dương kéo dài và thường xuyên cảm giác không
khỏe phải được giới thiệu ngay tới bác sĩ. Viêm động mạch thái dương
có thể chữa được, chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị có thể dẫn
đến mù, do các mạch máu
đến mắt cũng có thể bị ảnh hưởng và viêm. Điều trị thường dùng steroid liều cao. Điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm.
1.7. Các yếu tố thúc đẩy
Đau đầu tâm lý và đau nửa đầu (migraine) có thể bị khởi phát bởi stress (ví dụ áp lực công việc, mâu thuẫn
trong gia đình).
Một số bệnh nhân bị đau nửa
đầu
sau một thời gian bị stress, ví
dụ vào kì nghỉ hoặc cuối tuần. Một số thực phẩm được ghi nhận là yếu tố thúc đẩy gây cơn đau đầu, ví dụ dsocola, pho mai. Đau nửa đầu
cũng có thể xuất hiện khi hocmon thay đổi.Ở phụ nữ, đau nửa đầu có
thể liên quan đến chu kì kinh nguyệt.
1.8. Các chấn thương và tổn thương
gần đây
Bất kì bệnh nhân nào có đau đầu mà
gần đây bị tổn thương hoặc chấn thương đầu nên được gặp bác sĩ ngay
vì có thể có bầm tím hoặc chảy máu, làm tăng
áp lực nội
sọ. Các dược sĩ nên lưu
ý
đến triệu chứng buồn ngủ hoặc bất kỳ dấu hiệu suy giảm ý thức
nào. Nôn dai dẳng sau chấn thương cũng là dấu hiệu tăng áp lực nội sọ.
1.9. Kiểm tra mắt gần đây
Đau đầu xuất hiện khi đọc, viết và các
việc liên quan có thể do suy giảm thị lực. Vì vậy kiểm tra mắt là
cần thiết để xem có phải đeo kính hay không.
1.10. Thuốc
Cần
nắm tất cả các thuốc kê đơn được dùng bởi bệnh nhân vì đau đầu
có thể là tác dụng phụ của thuốc, ví dụ các thuốc Nitrat được sử dụng
để điều trị đau thắt ngực.
Ngoài ra, đau đầu cũng có thể do lạm
dụng thuốc. Có tới 4% dân số bị đau đầu hàng ngày mạn tính- khi đau đầu xảy ra lớn 15
ngày/ 1 tháng. Thỉnh thoảng dùng quá nhiều thuốc cũng gây ra cơn đau
đầu, vì nó có thể làm tăng dung nạp và sau đó gây hiện tượng đau đầu ‘‘bật lại’’. Do đó, việc xác
định bệnh nhân đã dùng thuốc gì, liều bao nhiêu, số lần dùng để
điều trị đau đầu là rất quan trọng. Hướng dẫn điều trị NICE (CG150)- "Nhức đầu: Chẩn đoán và quản lý đau đầu ở người trẻ và người
cao tuổi"
đã viết:
‘‘Tư vấn cho bệnh
nhân ngừng dùng tất cả các thuốc bị làm dụng để điều trị đau đầu cấp tính trong ít
nhất 1 tháng, nên dừng đột ngột hơn là dừng dần dần. Lưu ý cho bệnh nhân rằng, triệu chứng
đau đầu có thể tệ hơn trong một
thời
gian ngắn trước khi được cải
thiện và rằng có thể có các triệu chứng cai thuốc xuất hiện. Dược sĩ nên theo dõi và hỗ
trợ bệnh nhân trong thời gian này.”
Thuốc
ngừa thai dạng viên nang
Bất kỳ người nào sử dụng viên thuốc ngừa thai dạng phối hợp, đường uống (COC),
xuất hiện kiểu đau như đau nửa đầu, bị lần đầu tiên hoặc chứng đau
nửa đầu trở nên nặng hơn thì phải báo ngay với bác sĩ. Vì đây có
thể là triệu chứng sớm báo trước sự tổn thương mạch máu não.
Thỉnh thoảng, tăng
huyết áp cũng gây ra cơn đau đầu tuy nhiên không phổ biến và chỉ xảy
ra khi huyết áp rất cao.Tuy nhiên dược sĩ nên xem xét cẩn thận đến
tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân. Trong những tương tác thuốc làm
tăng huyết áp, ví dụ
giữa một thuốc cường giao cảm như Pseudoephederin hay IMAO, triệu chứng
đau đầu có thể xảy ra.
Nên bệnh nhân đã dùng
NSAID hoặc các thuốc giảm đau kê đơn khác thì nên tránh phối hợp các thuốc
cùng nhóm với nhau vì có thể gây ra độc tính. Nếu điều trị bằng các
thuốc OTC không hiệu quả thì nên
giới thiệu đến bác sĩ.
2. Các trường hợp cần
khuyên bệnh nhân gặp bác sĩ
Trường hợp cần
khuyên bệnh nhân gặp bác sĩ:
- Đau đầu liên
quan đến tổn thương/ chấn thương
- Đau nặng kéo
dài hơn 4 tiếng
- Đau đầu ở
trẻ em nhỏ dưới 12 tuổi
- Đau đầu nặng
ở thùy chẩm (ở phía sau đầu)
- Đau đầu tệ
hơn vào buổi sáng và sau đó cải thiện trong ngày
- Kèm buồn ngủ,
loạng choạng, rối loạn thị giác hoặc nôn
- Cứng cổ
- Đau nửa đầu đòi hỏi phải điều trị dự phòng
- Đau đầu
thường xuyên, dai dẳng
|
3. Khoảng thời gian điều trị
Nếu đau đầu không đáp ứng với các
thuốc giảm đau OTC trong vòng 1 ngày thì nên giới thiệu đến bác sĩ.
4.
Điều trị
Lựa
chọn thuốc giảm đau đường uống của dược sĩ gồm 3 nhóm chính:
Paracetamol, nhóm NSAID (ibuprofen, diclofenac), Aspirin. Các nhóm này có
thể phối hợp với các thành phần khác như codein, dihydrocodein,
doxylamin và caffein. Thuốc giảm đau OTC có sẵn với nhiều dạng bào
chế, viên nang, viên nén, siro, viên nén hòa tan, và các dạng giải
phóng chậm . Khi uống thuốc giảm đau dạng liều phân tán, nồng độ thuốc cao
nhất trong máu Cmax đạt
được sau 30 phút trong khi
uống viên nén aspirin dạng truyền thống, Cmax đạt được sau 2 giờ. Thời điểm uống thuốc là quan trọng trong
đau nửa đầu vì thuốc giảm đau nên được uống ngay khi có dấu hiệu đầu
tiên của cơn đau,
tốt nhất dùng dạng
hòa tan vì cơn đau
làm giảm nhu động ruột, ngăn việc hấp thu thuốc. Đôi khi điều trị
phối hợp có thể có ích, ví dụ phối hợp thuốc giảm đau với thuốc
chống sung huyết (toàn thân hoặc tại chỗ) trong viêm xoang.
Viên nén Sumatriptan 50mg có thể được sử
dụng để giảm đau cấp trong đau nửa đầu có hoặc không có giai đoạn
báo trước, đây được xem
là một cách dễ dàng để “chẩn
đoántrong đau nửa đầu”.
4.1.
Paracetamol
Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ
sốt nhưng không hoặc ít có tác dụng chống viêm. Con đường chính xác
để paracetamol có
tác dụng giảm đau vẫn chưa rõ ràng dù đã có nhiều nghiên cứu. Thuốc chắc chắn có
tác dụng trong giảm đau, hạ sốt. Ít gây kích ứng dạ dày hơn aspirin
vì vậy được khuyến khích sử dụng cho các bệnh nhân không sử dụng
được aspirin. Paracetamol có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 đến 3 tháng
tuổi tùy vào giấy phép sản phẩm. Kiểm
tra tờ hướng
dẫn sử dụng để biết liều theo độ tuổi của trẻ. Có sẵn rất nhiều
dạng bào chế dùng trong nhi khoa kể cả dạng siro không đường. Bằng
chứng về
tác dụng của paracetamol
đối với đau nửa đầu (migrainee)
là hạn chế.
Độc
tính ở gan
Ở liều cao, paracetamol có thể gây độc tính ở
gan và tổn thương có thể không xuất hiện ngay mà sau vài ngày. Tất
cả các trường hợp quá liều paracetamol
nên được lưu ý và đưa ngay đến bệnh viện.
4.2.
Nhóm NSAID (Ibuprofen, Diclofenac)
Ibuprofen, diclofenac có tác dụng giảm đau,
chống viêm, hạ sốt, ít gây khó chịu hoặc tổn thương dạ dày hơn so với
aspirin.
Ibuprofen: Liều giảm
đau từ 200-400mg, liều chống viêm 300-600mg (tổng liều trong ngày 1.600-2.400mg). Liều tối đa dùng hàng ngày
được cho phép khi sử dụng không kê đơn là 1.200mg và Ibuprofen dạng viên nén
hoặc viên nang không nên sử dụng cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi. Ibuprofen
hỗn dịch 100mg/5ml là thuốc OTC. Sự khác biệt của các chế phẩm ở chổ một vài hỗn dịch Ibuprofen có
thể được sử dụng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên. Kiểm tra tờ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm
để biết liều.
Viên nang diclofenac 12,5 mg có thể sử dụng ở
người trưởng thành hoặc trẻ em từ 14 tuổi. Sử dụng 2 viên cho liều
ban đầu, sau đó 1- 2 viên cách 4- 6 giờ nếu cần. Liều tối đa hàng ngày
là 75 mg. Năm 2013, diclofenac
bị chống chỉ định ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Khi dự định cho bệnh nhân sử dụng diclofenac hoặc bệnh nhân yêu cầu mua,
dược sĩ cần đưa ra các câu hỏi phù hợp để xác định bệnh nhân có bị
bệnh tim mạch hay không.
Chứng
khó tiêu
Nhóm NSAID có thể gây khó chịu cho dạ
dày, gây khó tiêu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy nhưng ít hơn so với Aspirin.
Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra. Vì những lý do trên, tốt nhất nên
khuyên bệnh nhân uống thuốc nhóm NSAID trong hoặc sau khi ăn, tránh sử
dụng ở bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày-tá
tràng. Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn.Nhóm NSAID có thể làm tăng
thời gian chảy máu do ảnh hưởng đến tiểu cầu. Tác dụng này có thể
hồi phục sau 24 giờ dừng thuốc (trong khi dùng aspirin sự hồi phục có
thể xuất hiện sau vài ngày).
Ibuprofen và Diclofenac ít hoặc không có
tác dụng trên thời gian đông máu hoặc thời gian prothrombin nhưng vẫn
không nên sử dụng cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu vốn thích hợp dùng paracetamol hơn.
Phản
ứng quá mẫn
Có sự mẫn cảm chéo giữa Aspirin và
nhóm NSAID, vì vậy dược sĩ không nên cho bệnh nhân đã có tiền sử mẫn
cảm với Aspirin sử dụng các NSAID. Nên thận trọng khi sử dụng các NSAID ở bệnh nhân hen vì nguy cơ cao
xảy ra phản ứng quá mẫn.
Chống chỉ định
Nhóm NSAID có thể gây giữ muối
và nước vì vậy nên tránh dùng ở các bệnh nhân suy tim sung huyết, suy
thận hoặc phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kì.
Ibuprofen và diclofenac ít bài tiết qua sữa mẹ vì vậy có thể sử
dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Tương tác
Có bằng chứng về tương tác
giữa nhóm NSAID và Lithium. Các NSAID có thể ức chế tổng hợp
Protagladin ở thận và giảm thải trừ Lithium. Vì vậy nồng độ Lithium
trong huyết thanh tăng, gây tăng độc tính. Ngộ độc Lithium biểu hiện với
các triệu chứng trên đường tiêu hóa, đa niệu, yếu cơ, thờ ơ, run rẩy.
Thận trọng
NSAID tốt nhất nên tránh dùng ở bệnh nhân mẫn cảm với Aspirin, nên dùng
thận trọng ở bệnh nhân hen. Tác dụng phụ dễ xảy ra ở người cao tuổi vì
vậy nên sử dụng paracetamol trong những trường hợp này.
4.3. Aspirin
Aspirin là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm - nếu dùng liều >
4g/ 1 ngày. Sau 2 giờ dùng thuốc, khoảng một nửa số người đau nửa
đầu có cơn đau được cải thiện đáng kể. Không nên sử dụng cho trẻ em
dưới 16 tuổi vì có thể gây hội chứng Reye. Các báo cáo chỉ ra rằng
nhiều phụ huynh không ý thức về chống chỉ định này. Các thuốc giảm
đau thường được sử dụng trong gia đình và cần thiết phải nhắc nhở
bậc cha mẹ về độ tuổi tối thiểu có thể dùng Aspirin. Ngoài tác
dụng điều trị đau đầu, liều Aspirin dùng cách ngày còn có hiệu quả
trong dự phòng đau nửa đầu nhưng các bằng chứng còn hạn chế.
Chứng khó tiêu
Sử dụng
Aspirin đôi khi gây kích ứng đường tiêu hóa (khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn
hoặc nôn) vì vậy nên dùng thuốc trong hoặc sau ăn. Dạng viên nén phân
tán ít gây tác dụng này. Không sử dụng tại chỗ, ví dụ đặt một viên
nén hòa tan Aspirin tại chỗ răng đau sẽ gây viêm loét lợi.
Chảy máu
Aspirin có thể gây xuất huyết
đường tiêu hóa và chống chỉ định đối với những bệnh nhân có tiền
sử hoặc đang bị viêm loét dạ dày-tá tràng.Aspirin có ảnh hưởng lên
tiểu cầu và quá trình đông máu, làm tăng thời gian chảy máu, vì vậy
không nên sử dụng để giảm đau sau khi nhổ răng. Aspirin làm tăng tác
dụng của thuốc chống đông máu vì thế không nên dùng đồng thời.
Rượu
Rượu làm tăng tác dụng phụ
của Aspirin trên đường tiêu hóa và thời gian chảy máu. Vì vậy khi
dùng Aspirin không nên uống rượu.
Có thai
Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Phản ứng quá mẫn
Phản ứng quá mẫn xảy ra ở
một số người sử dụng Aspirin- khoảng 4% bệnh nhân hen. Không sử dụng
Aspirin cho bệnh nhân có tiền sử hen. Khi những bệnh nhân này sử dụng
Aspirin, họ có thể bị phát ban, nổi mề đay, đôi khi khó thở, co thắt
phế quản, thậm chí cả cơn hen cấp.
4.4. Codein
Codein là thuốc giảm đau
opioid, tổng quan hệ thống từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy cần ít
nhất 15mg để thuốc có tác dụng giảm đau. Codein thường được thấy
trong các chế phẩm phối hợp với Aspirin, Paracetamol hoặc cả hai. Táo
bón là tác dụng phụ thường xảy ra ở người cao tuổi và những người
dễ bị táo bón. Codein cũng gây buồn ngủ hoặc suy hô hấp nhưng ít xảy
ra ở liều OTC. Các thuốc chứa Codein không được sử dụng cho trẻ em
dưới 12 tuổi để giảm đau mức trung bình, và chỉ sử dụng khi không đáp
ứng với Paracetamol và Ibuprofen. Codein không được sử dụng trong thời
gian cho con bú bởi vì nó có thể qua sữa mẹ và gây độc.
4.5. Dihydrocodein
Dihydrocodein cùng loại với codein và có tác dụng giảm đau tương
tự. Sản phẩm phối hợp giữa Paracetamol và Dihydrocodein ở dạng viên
nén 7,46 mg dihydrocodein. Chỉ sử dụng cho người trưởng thành và trẻ
em lớn hơn 12 tuổi. Tác dụng phụ: táo bón và buồn ngủ. Giống như
codein, thuốc cũng gây suy hô hấp ở liều cao.
4.6. Caffein
Caffein có ở trong một số
thuốc giảm đau phối hợp để tăng tỉnh táo. Cần ít nhất liều 100 mg
để có tác dụng trên, thuốc giảm đau OTC thường chứa 30-50 mg/1 viên
nén. Một cốc cà phê cũng cho tác dụng tương tự. Nên tránh sử dụng
thuốc chứa caffein trước khi đi ngủ vì tác dụng gây kích thích của
nó. Caffein còn làm tăng tác dụng giảm đau tuy nhiên điều này vẫn chưa
rõ ràng. Caffein gây kích ứng đường tiêu hóa.
4.7. Doxylamine succinate
Doxylamine là thuốc kháng histamin,
có tác dụng an thần và thư giãn, được dùng để điều trị đau đầu do
căng thẳng. Giống như các thuốc kháng histamin loại cũ, doxylamine có
thể gây buồn ngủ, bệnh nhân nên được cảnh báo về điều này. Doxylamine
không nên sử dụng cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi.
4.8. Buclizine
Buclizine là thuốc kháng
histamin, có trong thuốc giảm đau OTC điều trị đau nửa đầu do nó tác
dụng chống nôn.
4.9. Sumatripan
Viên nén Sumatripan 50mg có thể
được sử dụng như một thuốc OTC để giảm đau cấp trong trường hợp đau
nửa đầu không hoặc có giai đoạn báo trước- đây được coi là một “chẩn
đoán rõ ràng đau nửa đầu”. Sử dụng cho người từ 18- 65 tuổi. Khi bắt
đầu một cơn đau nửa đầu thì nên uống càng sớm càng tốt 1 viên nén
Sumatripan 50 mg. Liều thứ hai có thể được uống sau ít nhất 2 giờ kể
từ liều đầu tiên nếu các triệu chứng trở lại. Liều thứ hai chỉ nên uống
khi cơn đau đáp ứng với liều đầu.
Hướng dẫn điều trị từ Hiệp
hội Dược sĩ hoàng gia Anh đề nghị rằng nếu trước đó bệnh nhân đã
từng được kê đơn dùng Sumatripan và dược sĩ có ghi lại tiền sử dùng
thuốc thì có thể cho bệnh nhân dùng Sumatripan OTC, và không có sự
thay đổi nào trong chỉ định. Nếu bệnh nhân chưa từng sử dụng
Sumatripan trước đó, dược sĩ nên xác định xem họ có phù hợp với
điều trị hay không. Bệnh nhân phải có triệu chứng đau nửa đầu điển
hình, đồng thời dược sĩ cũng cần tìm hiểu bất kỳ triệu chứng nào
khác hoặc liên quan đến chỉ định của thuốc cũng như các thuốc khác.
Nếu có những điều sau đây bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ:
- Tuổi dưới 18 hoặc trên 65 tuổi
- Lớn hơn 50 tuổi và lần đầu tiên có triệu chứng đau nửa đầu.
Nếu bác sĩ có chẩn đoán xác định là đau nửa đầu thì có thể sử
dụng sumatripan OTC.
- Những bệnh nhân đã từng có cơn đau nửa đầu lần đầu tiên 12 tháng trước
- Những bệnh nhân có ít hơn 5 cơn đau nửa đầu trong quá khứ
- Những bệnh nhân bị đau nửa đầu lớn hơn 4 lần/1 tháng. Dù bệnh nhân
có thể thích hợp để dùng sumatripan OTC nhưng vẫn nên đến gặp bác sĩ để
quản lý và đánh giá tốt hơn.
- Nếu cơn đau nửa đầu kéo dài hơn 24 tiếng và bệnh nhân có thể
thích hợp để dùng Sumatripan OTC thì vẫn nên đến gặp bác sĩ để quản lý
và đánh giá tốt hơn.
- Không đáp ứng với điều trị
- Bị đau đầu (bất kì loại nào) kéo dài 10 ngày hoặc hơn/1 tháng.
- Phụ nữ bị đau nửa đầu sau khisử dụng thuốc tránh thai phối hợp đường
uống (COC) sẽ tăng nguy cơ đột quỵ vì vậy nên đến gặp bác sĩ nếu cơn
đau nửa đầu khởi phát 3 tháng gần đây hoặc cơn đau nửa đầu trở nên tệ
hơn hoặc bệnh nhân bị đau nửa đầu có giai đoạn báo trước.
- Bệnh nhân không hoàn toàn hồi phục giữa các cơn đau đầu
- Người bị đau nửa đầu có thai hoặc cho con bú
- Bệnh nhân có trên 3 yếu tố nguy cơ trên tim mạch
(Nguồn: Practice Guidance – OTC
Sumatriptan. RPSGB, 2006)
Thận
trọng
Thận trọng khi sử dụng sumatriptan cho bệnh nhân có trên 3 yếu tố nguy cơ tim mạch: đàn ông lớn hơn 40 tuổi, phụ nữ mãn kinh, tăng cholesterol, hút thuốc thường xuyên > 10 điếu/1 ngày, béo phì với chỉ số BMI > 30 kg/m2, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm (bố hoặc anh em trai có nhồi máu cơ tim hoặc cơn đau thắt ngực trước 55 tuổi, hoặc mẹ hoặc chị em gái có nhồi máu cơ tim hoặc cơn đau thắt ngực trước 65 tuổi).
Thận trọng khi sử dụng sumatriptan cho bệnh nhân có trên 3 yếu tố nguy cơ tim mạch: đàn ông lớn hơn 40 tuổi, phụ nữ mãn kinh, tăng cholesterol, hút thuốc thường xuyên > 10 điếu/1 ngày, béo phì với chỉ số BMI > 30 kg/m2, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch sớm (bố hoặc anh em trai có nhồi máu cơ tim hoặc cơn đau thắt ngực trước 55 tuổi, hoặc mẹ hoặc chị em gái có nhồi máu cơ tim hoặc cơn đau thắt ngực trước 65 tuổi).
Chống
chỉ định
Sumatriptan không được sử dụng để điều
trị dự phòng. Không nên sử dụng ở bệnh nhân tăng huyết áp, tiền sử
nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh mạch vành, co
thắt mạch/ đau thắt ngực Prinzmetal, loạn nhịp tim (bao gồm cả hội
chứng Wolf- Parkinson-White), suy gan hoặc suy thận, động kinh, có tiền
sử động kinh, tiền sử tai biến mạch máu não hoặc cơn thiếu máu cục
bộ thoáng qua.
Tác
dụng phụ
Tác dụng phụ thường bao gồm nôn, buồn
nôn, rối loạn cảm giác (bao gồm cảm giác ngứa), chóng mặt, buồn
ngủ, cơn đỏ bừng mặt,
cảm giác nóng bức, yếu,
nặng nề, đau hoặc khó chịu ở bất kỳ phần nào của cơ thể.
Tương
tác
Tương tác với các thuốc IMAO (đang dùng hay dùng trng 2 tuần gần đây), nấm cựa lõa mạch (ergot), St John’s wort (một loại thảo dược - do làm tăng nồng độ serotonin trong
máu). Có ý kiến cho rằng có sự tương tác giữa sumatriptan với các thuốc ức chế
tái hấp thu serotonin chọn lọc hoặc với thuốc ức chế tái hấp thu
serotonin noradrenaline, gây ra hội chứng serotonin, một số trường hợp
đã được báo cáo ở Mỹ.
4.10.
Feverfew- một loại hoa cúc
Là một loại thảo dược Tanacetum parthenium - một loài thực vật có hoa trong họ Cúc,
được sử dụng để dự phòng migrainee.
Một số thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để kiểm tra tác dụng của
nó nhưng kết quả còn nhiều mâu thuẫn. Tác dụng phụ cũng được ghi nhận, bao gồm loét miệng-lưỡi và
niêm mạc (xảy ra ở 10% bệnh nhân sử dụng), ợ nóng, ban da, cơn đau
quặn bụng. Tác dụng này xảy ra ở cả dạng bào chế viên nang lẫn sử
dụng trực tiếp lá dược liệu. Dược liệu có vị đắng, làm một số
bệnh nhân khó dung nạp. Trước đây Feverfew được sử dụng như một thuốc
gây phá thai nên không sử dụng cho phụ nữ có thai bị đau nửa đầu.
4.11. Điều trị đau đầu tại chỗ
Dùng cho trẻ em lớn hơn 12 tuổi và
người trưởng thành bằng cách làm mát. Có thể làm mát ở trán, gáy,
thái dương.
5. Các trường hợp lâm sàng
trong thực tế
Quan điểm của một bệnh nhân bị đau nửa đầu
Tôi phải chịu đựng chứng đau nửa đầu (migrainee) 14 năm nay. Ban đầu, tôi không
đi khám mà chỉ cố gắng tìm ra nguyên nhân gây đau nửa đầu. Tôi tự
thấy mình ăn uống đều đặn vì bỏ bữa có thể làm xuất hiện cơn đau
đầu. Tôi phải uống 1,6 lít nước/ 1 ngày và vào mùa hè thì sẽ nhiều
hơn. Caffein cũng là tác nhân gây đau và hiện giờ tôi đã dừng uống
cafe và trà mặc dù tôi rất thích các loại trà thảo dược. Tôi thử loại bỏ nhiều loại thức ăn (phomai,
rượu vang đỏ) ra khỏi bữa ăn hàng ngày của tôi một thời gian ngắn để xác định xem
chúng có là nguyên nhân gây
đau nửa đầu hay không. Ngoài ra tôi còn biết rằng thiếu
ngủ hoặc ngửi phải mùi nước hoa nồng nặc cũng làm tôi bị đau nửa
đầu.
Nhiều người đều nghĩ đến đau đầu khi
nghe thấy từ đau nửa đầu “Migrainee”.
Nhưng những người bị Migrainee đều biết
nó không phải là loại
đau
đầu thông thường. Cơn đau liên quan đến đau nửa đầu có thể giảm hoặc
thậm chí là hết dù
rất nhiều người, kể cả các chuyên gia y tế cũng không thể hiểu nổi lý do. Đôi khi tôi mong những người từng nghĩ đau nửa đầu chỉ đơn giản
là cơn đau đầu tồi tệ, thử một lần bị đau nửa đầu để họ biết mình
đã sai lầm như thế nào. Những bác sĩ hay dược sĩ đã từng điều trị
cho bệnh nhân đau nửa đầu
nếu bị đau nửa đầu một lần thì họ sẽ hiểu hơn những gì bệnh nhân phải chịu đựng.
Ca
1
Trong nhiều năm qua, cứ vài tháng, người
mẹ trẻ X. lại phải dùng thuốc giảm đau để đối phó với cơn đau nửa
đầu của mình. Từ khi còn bé cô đã bị đau nửa đầu. Giờ đây cô ấy hỏi
dược sĩ xem còn loại thuốc nào mạnh hơn những loại cô ấy đã dùng
không vì chúng dường như không còn
hiệu quả. Cô ấy đang không dùng bất kỳ thuốc kê đơn nào kể cả thuốc
tránh thai đường uống. Cô
X.
báo với dược sĩ rằng cô ấy bị đau
nửa đầu 2-3 lần/tháng và cuộc sống của cô ấy thật khổ sở. Cô ấy không có yếu tố kích thích hay làm cơn đau nửa
đầu nặng hơn. Cô ấy có đọc qua về Feverfew và băn khoăn không biết có
nên thử không.
Quan điểm của dược sĩ
Bệnh nhân nữ này đáp ứng tốt với thuốc OTC trong một thời gian dài. Nhiều bệnh nhân cho biết rằng cơn đau đầu giảm khi họ dùng các thuốc
OTC. Chứng đau nửa đầu của cô
X.
trở nên thường xuyên hơn mà không rõ lí
do. Cô X.
nên đến gặp bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng trước khi
có ý định điều trị xa hơn.
Quan điểm của bác sĩ
Bác
sĩ điều trị
của cô ấy nên xem
xét lại tần suất đau đầu và sự ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bệnh nhân. Các thông tinchi tiết cơn đau nửa
đầu của cô X.
cũng như các triệu chứng liên quan là rất hữu ích, ví dụ triệu chứng về thị giác,
vị trí và bản chất của cơn đau, thời gian cơn đau kéo dài, các thông tin có
ích khác bao gồm sự hiểu biết của X. về đau nửa đầu, những mỗi quan tâm-lo lắng cụ thể của cô cũng như những
loại điều trị mà cô X.
sẵn sàng muốn áp dụng.
Có vài bằng chứng cho
thấy
cơn đau đầu có thể cải thiện nhanh chóng nếu những mối quan tâm và kỳ
vọng của bệnh nhân được giải quyết thích hợp khi thăm khám. Biết được mức độ stress của
cô ấy cũng là một thông tin hữu ích. Nên có một số kiểm tra nhỏ như
là đo huyết áp, soi đáy mắt để đề phòng trường hợp tăng áp lực hộp
sọ.
Có thể điều trị dự phòng đau nửa đầu (ví dụ propanolol)
ở những bệnh nhân có nhiều hơn 4 cơn đau/ tháng. Các bằng chứng chưa rõ ràng về việc
ủng hộ dùng Feverfew trong điều trị dự phòng đau nửa đầu. Đã có bằng chứng
tốt về tác dụng của Natri valporat trong điều trị dự phòng đau nửa đầu tuy nhiên chỉ định này vẫn chưa được thông qua.
Mặc dù điều trị dự
phòng có thể làm giảm tần suất cơn đau nhưng có thể gây ra tác dụng phụ không thể chập nhận được ở một số bệnh nhân. Natri valporat có thể gây dị
tật thai nhi và các vấn đề khác khi dùng trong thời kì mang thai. Thuốc chủ vận 5HT1,
ví dụ sumatriptan,
zolmitriptan và naratriptan có tác dụng điều trị
cấp tính đau nửa đầu, giảm đau trong vòng 1 hoặc 2 giờ ở nhiều bệnh
nhân, chống chỉ định ở những người bị bệnh
tim thiếu máu cục bộ hoặc tăng huyết áp khó kiểm soát. Các bằng
chứng nghiên cứu cho thấy cứ 3 bệnh nhân thì có một bệnh nhân đáp ứng
tốt với sumatriptan
đường uống.
Ca
2
M.,
một phụ nữ khoảng 30 tuổi, yêu cầu được nói chuyện với dược sĩ. Cô
ấy muốn dược sĩ tư vấn nên sử dụng thuốc gì cho chứng đau đầu gần
đây của mình. Dược sĩ yêu cầu cô
M.
miêu tả cơn đau và cô ấy nói cơn đau chạy dọc từ trán và đi ra sau
đầu. Đau đầu thường xảy ra suốt buổi sáng, vài lần/tuần, trong vài
tuần. Không có triệu
chứng trên đường tiêu hóa và không ngạt mũi. Cô M. đang không dùng thuốc gì ngoại
trừ một thuốc OTC có chứa aspirin- dùng để điều trị cơn đau đầu. Về
sự thay đổi lối sống, gần đây, cô ấy vừa mới chuyển chỗ ở và bắt
đầu công việc mới vào tháng trước. Trong quá khứ, thỉnh thoảng cô L. cũng bị đau đầu nhưng không
thường xuyên như bây giờ. Cô
L.
không đeo kính và không có các vấn đề về thị lực. Cô ấy lo rằng đau
đầu có thể do một vấn đề nghiêm trọng nào đó.
Quan điểm của dược sĩ
Từ những thông tin thu thập được, người phụ nữ
này có thể bị đau đầu do căng thẳng. Vị trí đau cũng như các triệu
chứng liên quan giúp đưa ra kết luận trên. Thời gian đau đầu cho thấy
việc chuyển chỗ ở và công việc có thể gây ra đau đầu. Dược sĩ nên
tìm hiểu các thông tin về mối liên quan giữa chứng đau đầu gần đây
với tiền sử trong quá khứ. Bệnh nhân lo lắng rằng đây có thể là vấn đề nghiêm
trọng nhưng các triệu chứng đều cho thấy không phải như vậy. Dược sĩ
nên khuyên dùng paracetamol,
ibuprofen hoặc diclofenac. Nếu triệu chứng không cải
thiện sau 1 tuần, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ.
Quan điểm của bác sĩ
Đánh giá của dược sĩ là có lý. Nếu
triệu chứng của bệnh nhân không cải thiện trong 1 tuần, cô ấy nên được
khám bởi bác sĩ. Khía cạnh quan trọng nhất của việc khám bác sĩ
là xác định được sự lo lắng của cô ấy về chứng đau đầu có đúng hay
không: ví dụ một số người sợ rằng mình đau đầu là do bị u não. Hy vọng rằng, giải thích và
cung cấp thông tin hợp lý sẽ giúp cô ấy hiểu và quản lý tốt cơn đau đầu của mình.
Ca
3
Cô
A.
là khách hàng thường xuyên của nhà thuốc. Cô ấy là bà mẹ trẻ,
khoảng 25 tuổi, và hôm nay cô ấy muốn xin lời khuyên của dược sĩ cho
chứng đau đầu gần đây của mình.
Cơn đau đầu thuộc kiểu đau nửa
đầu,
rất dữ dội và đau ở một bên đầu. Cô A.
đã sinh đứa con thứ hai cách đây vài tháng, và khi dược sĩ
hỏi gần đây có dùng thuốc gì không thì cô ấy bảo rằng đang bắt đầu
dùng thuốc tránh thai đường uống dạng phối hợp. Trong quá khứ cô ấy đã từng bị
đau nửa đầu,
nhưng chỉ thỉnh thoảng và không nghiêm trọng như lần này, cô ấy đã phải chịu đựng suốt
những tuần qua. Cơn đau đầu xảy ra 1- 2 lần/ tuần trong khoảng 2 tuần. Cô ấy đã dùng paracetamol, nó có giảm đau một phần nhưng cô ấy muốn thử một thuốc mạnh hơn.
Quan điểm của dược sĩ
Cô A.
nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Vì tiền sử đau nửa đầu của cô A. có liên quan đến dùng thuốc tránh thai đường uống dạng phối hợp là
một trường hợp cần được quan tâm, ngoài ra, cô ấy đã
từng bị đau nửa đầu trước
đây.
Quan điểm của bác sĩ
Dược sĩ nên khuyên
bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bất kì bệnh nhân nào đang dùng thuốc tránh thai đường uống dạng phối hợp và
bắt đầu xuất hiện cơn đau
nửa đầu
nên dừng thuốc ngay.
Nếu đã có tiền sử bị đau
nửa đầu,
đôi khi có thể sử dụng thuốc tránh
thai đường uống dạng phối hợp nhưng nếu tần suất, mức độ
hoặc bản chất (đặc biệt khởi phát triệu chứng thần kinh khu trú)
của chứng đau nửa đầu xấu đi khi
dùng thuốc thì nên ngưng thuốc. Khuyên như vậy là vì
chứng đau nửa đầu có thể báo trước một cơn đột quỵ, và có thể ngăn
ngừa bằng cách ngừng thuốc tránh
thai.
Ca
4
Anh
B., 35 tuổi, bị đau nửa đầu, hỏi dược sĩ xem có loại thuốc nào mạnh
hơn không. Từ khi còn là thiếu niên, B. đã bị đau nửa đầu. Các cơn đau
không thường xuyên nhưng mỗi khi xuất hiện thì không thể chịu đựng
được. B. đặc biệt nhấn mạnh rằng mình phải di chuyển rất nhiều vì
công việc - nhân viên tư
vấn IT- nên không thể bị đau nặng khi đi làm xa nhà. Năm ngoái B. đi
khám bác sĩ và được khuyến khích tiếp tục dùng paracetamol hòa tan, dùng thêm domperidon để giảm cảm giác buồn
nôn. Bác sĩ cũng có đề cập đến việc dùng một “triptan” nếu những
thuốc trên không đáp ứng đủ.
Anh
B.
cho biết rằng cơn đau nửa đầu của mình
bắt đầu bằng việc xuất hiện các
gợn sóng vùng trung tâm của mắt, tiếp nửa giờ sau thì mắt trái bị đau nhói cùng với
buồn nôn, nôn. Anh ấy cảm thấy tệ đến mức phải nằm trong một phòng
tối. Sau đó anh B.
sẽ rơi vào giấc ngủ tầm 1 tiếng và rồi ngủ chập chờn cho đến sáng
hôm sau- khi này anh B.
đã đỡ hơn.
Anh
B.
có lối sống lành mạnh,
chơi thể thao thường xuyên, không hút thuốc và đang không dùng bất kỳ
loại thuốc nào.
Quan điểm của dược sĩ
Tiền sử đau nửa đầu của bệnh nhân phù
hợp với các triệu chứng điển hình và nằm trong chỉ định dùng thuốc sumatriptan OTC. Vì anh B. không có bất cứ dấu hiệu nào cần
đến gặp bác sĩ nên việc cho anh ấy dùng thử Sumatriptan là hợp lý.
Dược sỹ sẽ yêu cầu nh B. quay trở lại sau khi dùng thuốc để
xem anh B. có đáp ứng với thuốc hay không.
Góc
nhìn bác sĩ
Lời khuyên của dược sĩ là hợp lý vì anh B. không có vấn đề nào khác về sức
khỏe và chứng đau nửa đầu của anh ấy đã được bác sĩ chẩn đoán.
Chú thích của người hiệu đính: *Viên nén
phân tán (Dispersible tablet) là viên nén dạng bao phim hoặc không, có thể được
phân án vào dung dịch trước khi uống tạo thành một hệ phân tán đồng nhất.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire