Mất
kinh thứ phát và hội chứng Cushing
Tác giả: Tiffany K. Roberts
vàCorinne R. Fantz
Người dịch: DS. Nguyễn Duy
Hưng
Người hiệu đính: DS. Nguyễn
Thị Quỳnh Trang, BV Đa Khoa Đà Nẵng
CÁC CÂU HỎI CẦN XEM XÉT
|
1. Mất
kinh thứ phát là gì? Nguyên nhân phổ biến nhất gây mất kinh thứ phát?
2. Những
tình trạng bệnh lý nào có biểu hiện giống với hội chứng đa nang buồng trứng?
3. Các
xét nghiệm đóng vai trò như thế nào trong việc chẩn đoán các nguyên nhân phổ
biến gây mất kinh thứ phát?
|
MÔ TẢ CA
Một
phụ nữ 33 tuổi đến khám do bị mất kinh và tăng cân từ 27.2-31.8 kg, mặc dù đã
ăn kiêng tập thể dục , kèm theo đó là tình trạng mụn trứng cá ngày càng nghiêm
trọng. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện tự phát từ 5 năm trước và đã trở nên
đáng lo ngại trong năm vừa qua. BN không có tiền sử y khoa gia đình nào đáng
chú ý. Bệnh nhân không dùng bất cứ thuốc kê đơn hay không kê đơn nào, cũng như
không dùng rượu, thuốc lá và các loại thuốc bất hợp pháp. Huyết áp của bệnh
nhân là 144/86 mmHg, nhịp tim là 88 lần/phút, thân nhiệt 37.1oC và
cao 1.8m, nặng 105.7 kg (BMI, 33.4). Kết quả của các thăm khám lâm sàng khác đều
bình thường.
Xét
nghiệm beta hCG trong nước tiểu cho kết quả âm tính và các nồng độ hormon hoạt
hóa tuyển giáp (TSH), prolactin, hormon hoàng thể hóa (LH) và hormon hoạt hóa
nang (FSH) đều trong khoảng giá trị bình thường (Bảng 1). Xét nghiệm sâu hơn
cho thấy giảm nồng độ estradiol (20 pg/mL, giá trị bình thường: 24-706 pg/mL); tăng
testosteron toàn phần
(96 ng/dL, giá trị bình thường, 10-80 ng/dL) và tăng dehydroepiandosteron-S
(DHEA-S) (594 µg/dL, giá trị bình thường <340 µg/dL) (Bảng 1). Bệnh nhân đã
được chẩn đoán hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) và được điều trị bằng
metformin, tuy nhiên không dung nạp; kem bôi ngoài da để chữa mụn trứng cá cũng
không có tác dụng.
Khoảng
1 năm sau, bệnh nhân đến khám với tình trạng mất kinh vẫn tiếp diễn, cô cũng
phàn nàn về việc thay đổi tâm trạng bất thường kèm theo chán nản, cũng như dễ bị
bầm tím và rậm lông. Bệnh nhân đã được chuyển đến một bác sỹ nội tiết để chẩn
đoán sâu hơn. Lần này bệnh nhân được chỉ định các xét nghiệm chuyển hóa cơ bản.
Tất cả các giá trị đều nằm trong khoảng bình thường, kể cả nồng độ TSH, LH và
FSH (Bảng 1). Nồng độ 17-hydroxyprogesteron (17-OHP) nằm trong khoảng giá trị
bình thường và estradiol nằm gần cận dưới trong khoảng giá trị bình thường (28
pg/mL). Thời gian prothombin và thromboplastin từng phần cũng nằm trong khoảng
giá trị bình thường. Nồng độ testosteron
toàn phần (132 ng/dL) và DHEA-S (812 µg/dL) vẫn tăng.
Bảng 1. Các giá trị xét
nghiệm trong lần khám thứ 1 và thứ 2
|
TSH, µIU/mL
|
Prolactin, ng/mL
|
LH, µIU/mL
|
FSH, µIU/mL
|
Estradiol, pg/mL
|
Tetosteron, ng/dL
|
DHEA-S, µg/dL
|
Khoảng
giá trị bình thường
|
0.34-5.60
|
1-24
|
1-105
|
4-22
|
24-706
|
10-80
|
<340
|
Lần khám đầu
|
4.23
|
15
|
7
|
7
|
20*
|
96*
|
594*
|
Lần khám sau
|
3.91
|
25*
|
6
|
7
|
28
|
132*
|
812*
|
THẢO
LUẬN
Tổng quan về mất kinh thứ
phát
Mất kinh được phân loại
thành mất kinh nguyên phát (chưa bao giờ hành kinh) hoặc mất kinh thứ phát
(hành kinh bị gián đoạn từ 3 tháng trở lên). Mất kinh thứ phát không phải là vấn
đề cần lo lắng, tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý
khác. Mất kinh thứ phát ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản và những
người mắc thường không có cơ chế bệnh sinh rõ ràng. Do đó cần phải thăm khám một
cách có hệ thống để có thể đi đến một chẩn đoán xác định (1).
Nguyên nhân phổ biến nhất
gây mất kinh thứ phát là mang thai. Khi mà nguyên nhân có thai đã bị loại trừ,
cần đo TSH và prolactin để kiểm tra các nguyên nhân khác, như là suy giáp và
tăng prolactin. Nếu không phải là do suy giáp và tăng prolactin, mất kinh thứ
phát có thể là do tắc nghẽn đường thoát hoặc do thiểu năng sinh dục. Do kết quả
nồng độ estrogen thấp trong trường hợp này, ta đã thu hẹp nguyên nhân về còn
thiểu năng sinh dục. Thiểu năng sinh dục lại được phân chia thành tình trạng
gonadotropin bình thường, cao hoặc thấp dựa trên nồng độ của LH và FSH. Ở bệnh
nhân này, nồng độ LH và FSH đều trong giới hạn bình thường. Thiểu năng sinh dục
với gonadotropin bình thường thường liên quan tới cường androgen, biểu hiện bằng
việc tăng nồng độ testosteron trong trường hợp này. Mất kinh thứ phát trên nền
thiểu năng sinh dục kèm theo cường androgen có thể là do hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS), tăng sản
thượng thận (CAH) không bẩm sinh hoặc hội chứng Cushing.
Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) là nguyên nhân phổ biến nhất trong 3 nguyên nhân
trên, có thể gặp ở hơn 6% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các biểu hiện
bao gồm mất kinh, vô sinh, rậm lông và rối loạn chuyển hóa, thường biểu hiện dưới
dạng đái tháo đường typ 2, kháng insulin hoặc các hội chứng chuyển hóa kèm theo
béo phì (2). Tuy nhiên trước khi chẩn đoán xác định là PCOS, cần phải loại trừ
nguyên nhân là CAH và hội chứng Cushing do chúng cũng có những biểu hiện tương
tự (3).
Tăng sản thượng thận (CAH)
không bẩm sinh chủ yếu là do thiếu enzyme 21-hydroxylase dẫn đến sự tích lũy androgen
(4). Đặc trưng của nó là sự nam hóa ở các bệnh nhân nữ vị thành niên và trưởng
thành, khác với CAH bẩm sinh, xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ (4). Trong trường hợp
nghi ngờ PCOS, một xét nghiệm ngẫu nhiên 17-OHP là đủ để loại trừ CAH trước khi
chẩn đoán xác định là PCOS (3-4).
Tương tự như PCOS và CAH, hội
chứng Cushing có thể là nguyên nhân của mất kinh thứ phát, và sẽ gây thiểu năng
sinh dục với gonadotropin bình thường. Đặc trưng của hội chứng Cushing là tăng
nồng độ cortisol kéo dài. Nguyên nhân phổ
biến nhất gây hội chứng Cushing là do dùng thuốc, đặc biệt là dùng
glucocorticoid để chống viêm hoặc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên hội chứng
Cushing có thể có nguyên nhân nội sinh do dư thừa cortisol. Trong trường hợp
này, cơ chế bệnh sinh có thể chia ra thành dạng phụ thuộc vào hormon vỏ thượng
thận (ACTH) hoặc dạng không phụ thuộc vào ACTH. Bệnh Cushing (Hội chứng Cushing
do dư thừa ACTH tuyến yên) là nguyên nhân của 80% hội chứng Cushing nội sinh phụ
thuộc ACTH, thường là do một khối u tiết ACTH ở tuyến yên (5). 20% ca phụ thuộc
ACTH còn lại gây ra bởi khối u lạc chỗ (5). Hội chứng Cushing không phụ thuộc
ACTH thường là do tăng sản thượng thận hoặc khối u (5).
Mặc dù tất cả các trường hợp
hội chứng Cushing đều là do phơi nhiễm trong thời gian dài với cortisol, các biểu
hiện lâm sàng lại rất đa dạng (6). Những
biểu hiện phổ biến nhất bao gồm béo phì phần thân và thay đổi trên da, như là mụn
trứng cá, vân tím và da mỏng, dẫn đến dễ bị bầm tím (7). Những biểu hiện khác bao gồm rối loạn kinh
nguyệt, rậm lông, suy giảm chuyển hóa glucose và đái tháo đường, tăng huyết áp,
yếu cơ và suy nhược, mệt mỏi và các triệu chứng trên thần kinh như chán nản và
tâm lý bất ổn định (5). Rất nhiều bệnh nhân có các triệu chứng đơn lẻ, làm
cho bức tranh tổng thể về bệnh không được rõ ràng. Hơn nữa, những triệu chứng
này rất phổ biến và có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân mà hầu hết chúng
còn phổ biến hơn cả hội chứng Cushing. Hậu quả là, bệnh nhân mang hội chứng
Cushing thường bị chẩn đoán nhầm và được điều trị sai trong nhiều năm trước khi
được chấn đoán đúng bệnh (6).
Xét nghiệm theo dõi phổ biến
nhất áp dụng khi nghi ngờ hội chứng Cushing là xét nghiệm ức chế bằng
dexamethason liều thấp và đo cortisol tự do trong nước tiểu sau 24h (7). Ngoài
ra cũng dùng cách đo cortisol trong nước bọt lấy vào ban đêm. Vào ban đêm, việc
sản xuất cortisol trong cơ thể thường ngừng lại, nhưng đấy là khi bệnh nhân
không bị hội chứng Cushing, và nồng độ cortisol trong nước bọt phản ánh nồng độ
cortisol tự do trong huyết tương (7). Tuy nhiên mặc dù việc thu thập nước bọt
khá dễ dàng, nó không phải là một xét nghiệm thường quy ở hầu hết các phòng xét
nghiệm và các yếu tố gây nhiễu ( như là giới và tuổi) chưa được mô tả rõ ràng. Hướng
dẫn chẩn đoán hội chứng Cushing của Hiệp hội Nội tiết khuyến cáo dùng 1 trong 3
test trên để theo dõi bệnh nhân (7). Nếu kết quả lần đầu tiên là dương tính, cần
tiến hành thêm 1 test khác nữa để khẳng định chắc chắn.
Trong trường hợp này, cortisol
tự do trong nước tiểu 24h tăng (157.1 µg/dL, giá trị bình thường, <
45µg/dL). Test ức chế bằng dexamethason liều thấp đã được tiến hành. Nồng độ
cortisol cơ bản là 25µg/dL và giảm xuống còn 8µg/dL sau khi dùng dexamethason;
tuy nhiên liều cortisol được coi là dương tính được khuyến cáo là <5µg/dL.
Vì thế, kết quả được coi là dương tính và chẩn đoán hội chứng Cushing được xác
lập.
Sau khi có chẩn đoán ban đầu,
hội chứng Cushing cần phân loại thành dạng phụ thuộc ACTH và dạng không phụ thuộc
ACTH. Cuối cùng, để phân biệt giữa nguồn sinh ACTH thuộc tuyến yên và ngoài tuyến
yên, test kích thích hormon giải phóng corticotropin (CRH) được sử dụng (8).
Test CRH được tiến hành bằng cách lấy mẫu ở xoang đá vành dưới (9). Sự tăng quá
mức nồng độ ACTH sau khi dùng CRH là dấu hiệu của bệnh Cushing.
Phân tích ca
Nồng độ ACTH tăng (92 pg/mL,
khoảng giá trị bình thường, 5-27 pg/mL) đã khẳng định chẩn đoán là hội chứng
Cushing phụ thuộc ACTH. Thêm vào đó, test kích thích CRH sau đó đã cho thấy
tăng quá mức nồng độ của cả cortisol và ACTH ở máu ngoại vi (Hình 1), khẳng định
bệnh nhân mắc bệnh Cushing. Ở bệnh Cushing, việc ACTH tăng ít nhất 50% và
cortisol tăng ít nhất 20% trong vòng 30 phút sau khi dùng CRH so với mức ban đầu
được coi là dấu hiệu với độ nhạy 91% và độ đặc hiệu 95% của bệnh Cushing tuyến
yên (10). Ở bệnh Cushing thượng thận, nồng độ ACTH thấp và nồng độ cortisol cao
ngay từ ban đầu và không bị ảnh hưởng khi tiêm CRH. Ở bệnh Cushing lạc chỗ, nồng
độ ACTH và cortisol cao ngay từ ban đầu thường không thay đổi khi dùng CRH. Bệnh
nhân đã được chụp cộng hưởng từ và phát hiện một khối u tuyến yên dài 0,4 cm và
sau đó khối u đã bị loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi qua xương bướm. Sau đó, nồng
độ ACTH và cortisol đều trở về giá trị bình thường. Bệnh Cushing của bệnh nhân
đang thuyên giảm dần và kinh nguyệt đang quay lại, đồng thời, tình trạng thiểu
năng sinh dục do tăng adrogen đang cải thiện dần theo thời gian.
Hình
1. Kết quả của test kích thích CRH
Thời gian (phút)
Ở bệnh nhân ,
nồng độ ACTH tăng 2 lần và nồng độ cortisol tăng 50% sau khi kích thích bằng
CRH. Những dấu hiệu này phù hợp với bệnh Cushing.
Chú giải : Đường
nối các điểm tròn: nồng độ cortisol; đường nối các hình vuông đặc: nồng độ
ACTH; đường thẳng chấm: khoảng nồng độ cortisol bình thường; đường thẳng gạch:
khoảng nồng độ ACTH bình thường.
|
Kết luận
Mất kinh thứ phát có thể là
dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Do đó, cần phải chẩn đoán
đúng nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị cho bệnh nhân một cách hiệu quả.
Việc điều trị bệnh Cushing ở bệnh nhân này đã bị trì hoãn do chẩn đoán nhầm, điều
này thường xảy ra do bệnh này khá hiếm gặp. Điều quan trọng là bác sỹ cần phải
hiểu rõ những tình trạng bệnh lý có biểu hiện giống nhau và các test có liên
quan để phân biệt chúng (1,3,7). Chẩn đoán xác định phải dựa trên các xét nghiệm
đúng, và ca này đã minh họa rằng cách tiếp cận rõ ràng, theo đúng tuần tự với
các xét nghiệm lâm sàng có thể giúp ta đi đến chẩn đoán đúng nhanh và hiệu quả.
CÁC ĐIỂM CẦN NHỚ
|
·
Các nguyên
nhân phổ biến nhất gây mất kinh thứ phát bao gồm mang thai, suy giáp và tăng
prolactin
·
Các xét nghiệm
chẩn đoán của mất kinh thứ phát nên được tiến hành theo trình tự thích hợp để
làm rõ nguyên nhân và nên bao gồm beta hCG, TSH, prolactin, FSH và LH.
·
Trước khi chẩn
đoán xác định PCOS, cần phải loại trừ các nguyên nhân khác gây mất kinh thứ
phát trên nền thiểu năng sinh dục tăng androgen như là CAH và hội chứng
Cushing
·
Test ức chế
bằng dexamethason liều thấp, đo cortisol tự do trong nước tiểu sau 24h và đo
nồng độ cortisol trong nước bọt vào ban đêm và các test theo dõi hội chứng
Cushing được khuyến cáo bởi Hiệp hội Nội tiết
|
THAM
KHẢO
1. Roberts-Wilson TK,
Spencer JB, Fantz CR. Using an algorithmic approach tosecondary amenorrhea:
avoiding diagnostic error. Clin Chim Acta 2013;423:56–61.
2. Trivax B, Azziz R.
Diagnosis of polycystic ovary syndrome. Clin ObstetGynecol 2007;50:168–77.
3. Azziz R, Carmina E,
Dewailly D, Diamanti-Kandarakis E, Escobar-MorrealeHF, Futterweit W, et al. The
androgen excess and PCOS society criteria forthe polycystic ovary syndrome: The
complete task force report. Fertil Steril2009;91:456–88.
4. Huynh T, McGown I, Cowley
D, Nyunt O, Leong GM, Harris M, CotterillAM. The clinical and biochemical
spectrum of congenital adrenal hyperplasia secondary to 21-hydroxylase
deficiency. Clin Biochem Rev 2009;30:75– 86.
5. Boscaro M, Arnaldi G.
Approach to the patient with possible Cushing’ssyndrome. J Clin Endocrinol
Metab 2009;94:3121–31.
6. Aron DC. Cushing’s
syndrome: Why is diagnosis so difficult? Rev EndocrMetab Disord 2010;11:105–16.
7. Nieman L, Biller B,
Findling J, Newell-Price J, Savage M, Stewart P, MontoriVM. The diagnosis of
Cushing’s syndrome: an Endocrine Society clinicalpractice guideline. J Clin
Endocrinol Metab 2008;93:1526–40.
8. Kola B, Grossman AB.
Dynamic testing in Cushing’s syndrome. Pituitary2008;11:155–62.
9. Deipolyi AR, Hirsch JA,
Oklu R. Bilateral inferior petrosal sinus sampling.J Neurointerv Surg
2012;4:215–8.
10. Chrousos GP, Schulte HM,
Oldfield EH, Gold PW, Cutler GB Jr, Loriaux DL.The corticotropin-releasing
factor stimulation test. An aid in the evaluation of patients with Cushing’s
syndrome. N Engl J Med 1984;310:622– 6.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire