DS.
Nguyễn Hoàng Phương Khanh1, DS.ThS. Võ Thị Hà2
1. Sinh viên
Master II, Chuyên ngành: Điều trị: Đánh giá và tối ưu hóa (Thérapeutique :
Evaluation et optimisation), Trường ĐH Paris Descartes, Pháp.
2.
Nghiên cứu sinh Dược lâm sàng, tại Labo TIMC-TheMAS, Grenoble, France. Giảng viên ĐH Y Dược Huế
Giới thiệu bệnh viện Robert-Debré
Robert-Debré là một
trong những bệnh viện Nhi lớn nhất nước pháp, nằm tại quận 19, Paris.
Khoa dược bệnh viện
gồm 10 tiến sĩ dược, 6 dược sĩ nội trú, 10 dược sĩ ngoại trú và hơn 15 dược sĩ
trung cấp và các kỹ thuật viên khác. Với số lượng đông đảo dược sĩ, hoạt động và
đào tạo Dược lâm sàng luôn được chú trọng tại khoa Dược.
Sơ lược về PCS
Khoa Dược bệnh viện
sử dụng nhiều phầm mềm để quản lý việc kê đơn và phân phát thuốc như : PCS,
Copilot, phần mềm quản lý tủ thuốc an toàn...
Trong bài báo này,
chúng tôi sẽ giới thiệu về phần mềm PCS Patient
Care System
PCS là phần mềm được
ứng dụng từ năm 1988 khi bệnh viện mới thành lập nhưng vẫn có nhiều điểm hay và
hiện vẫn đang được sử dụng. PCS là phần mềm dành cho các bác sĩ kê toa, có các
phần chính như sau:
·
Kê
toa:
·
Về
thuốc: Phần mềm kê toa tự động cập nhật các thuốc hiện có trong bệnh viện. Ngoài
ra nếu có những thay đổi về việc sử dụng thuốc, phần mềm cũng sẽ thông báo với
các bác sĩ khi kê toa (ví dụ ngưng sử dụng KCl 10% trên trẻ em và thay bằng KCl
7,46%, khi BS chọn KCl 10% sẽ xuất hiện bảng thông báo ngưng sử dụng trên màn
hình).
·
Ngoài
ra còn có thông tin kê toa siêu âm, xét nghiệm lâm sàng vv
·
Hồ
sơ/ kết quả chẩn đoán
·
Kết
quả xét nghiệm cận lâm sàng và lâm sàng
·
Hồ
sơ bệnh án
·
Thông
tin bệnh nhân: độ tuổi, cân nặng, tiền sử bệnh, thông tin về các lần nhập viện
trước, v.v
·
Các
chức năng khác:
·
Thủ
tục nhập viện, chuyển khoa, chuyển viện hoặc xuất viện của bệnh nhân
Bác sĩ sử dụng PCS
Bác sĩ chọn khoa
phòng, tên bệnh nhân (số nhập viện, tuổi, giới tính), sau đó chọn thuốc dựa
theo tên biệt dược hoặc hoạt chất. Bác sĩ điền rõ liều lượng, số lần dung trong
ngày, thời gian, đường dùng, số ngày điều trị.
Phần mềm còn hiện lên thông tin về thuốc giúp bác sĩ dễ
dàng tra cứu khi kê toa. Ngoài ra, khi có những thay đổi về thông tin thuốc, dược
sĩ tại khoa dược sẽ chỉnh sửa nội dung trên PCS, bác sĩ dựa trên thông tin mới
để có những thay đổi phù hợp.
Ngoài ra phầm mềm
còn cho phép tra các tương tác thuốc khi bác sĩ kê toa, tính các chỉ số sinh
hóa cần thiết.
PCS trong hoạt động DLS và cấp phát thuốc của khoa Dược
Do đối tượng bệnh
nhân là trẻ em, nên hoạt động dược lâm sàng và cấp phát thuốc có đôi nét đặc biệt.
Thuốc được phát cáp phát hằng ngày, theo từng tên bệnh nhân tại từng khoa
phòng. Buổi sáng, bác sĩ tại các khoa sẽ kê toa trên PCS. Phần mềm này liên kết
trực tiếp với khoa Dược trung tâm. Tại Khoa Dược, dược sĩ nội trú và ngoại trú sẽ
phân tích đơn thuốc theo nguyên tắc 6 Bon hay gọi là 6 Đúng trên từng loại thuốc:
Đúng bệnh nhân, đúng thuốc, đúng liều, đúng thời điểm, đúng đường dùng và đúng
lượng (trường hợp truyền thuốc cho bệnh nhân).
Check list chi
tiết của DS lâm sàng:
·
Bệnh
nhân : tuổi, cân nặng, khoa phòng
·
Chỉ
định có phù hợp không?
o
Dựa
vào hồ sơ bệnh án, xét nghiệm, ngoài ra hàng tuần, DS nội trú đều tham gia các
buổi họp giao ban của các khoa phòng nhằm nắm rõ tình hình bệnh nhân.
·
Liều
dùng, đường dùng, hình dung quá trình sử dụng thuốc với các thuốc đặc biệt
·
Tương
tác thuốc, chống chỉ định
·
Theo
dõi quá trình sử dụng thuốc
Bệnh viện có hệ thống
bộ đàm cho tất cả các nhân viên y tế, dược sĩ sẽ in toa đã kê và trực tiếp gọi
điện cho bác sĩ nếu có kiến nghị về thay đổi liều dùng. Sau đó dược sĩ trung cấp
sẽ tiến hành cấp phát thuốc cho các khoa dựa trên đơn thuốc ở PCS. Ngoài ra, dược
sĩ trung cấp cũng được tập huấn về các tính liều thuốc, nhằm kiểm tra chéo
trong quá trình cấp phát thuốc.
Trước khi thuốc được
cấp cho các khoa vào 17h hằng ngày, DS nội trú sẽ kiểm tra ngẫu nhiên 2 ngăn
thuốc của bệnh nhân ở mỗi khoa, nhằm tránh sơ sót khi phân phát. Tủ thuốc được
vận chuyển tự động đến các khoa phòng bằng robot điều khiển từ xa.
Ngoài ra, khi bác
sĩ kê yêu cầu gấp 1 thuốc để bệnh nhân sử dụng ngay, dược sĩ nội trú vẫn phải
kiểm tra trước khi đồng ý cấp phát.
Các nguồn dữ liệu về điều trị
Do tình hình về
tương tác và thông tin thuốc luôn cập nhật, các bác sĩ và dược sĩ luôn được
khuyến cáo tham khảo các trang Theriaque, Micromedex..
Các nguồn tham khảo nhi khoa bệnh viện hay sử dụng
Tên
nguồn
|
Ngôn ngữ
|
|
Anh
|
Pháp
|
|
Thériaque:
Trang
web tổng hợp tra cứu các thuốc
Ưu
điểm: tổng hợp các thông tin mới nhất từ các cơ quan y tế Pháp và châu Âu.
Về
phần tác dụng phụ của thuốc, trang web có đưa thêm thông tin về thời gian
theo dõi, các thuốc thay thế cùng loại.
Về
phần tương tác thuốc, trang web có hỗ trợ tra trên từng đối tượng cụ thể ví dụ
phụ nữ mang thai, trẻ em ở độ tuổi nào v.v
|
x
|
|
Pediatric Dosage Handbook – sách tổng hợp các thông
tin về dùng thuốc trẻ em
|
x
|
|
Neofax
|
x
|
|
Lecrat
Trung
tâm thông tin về những tác nhân gây quái thai
Cung
cấp thông tin về những tác nhân (có và không) gây quái thai ở trẻ :
Thuốc,
vaccin, bệnh, chẩn đoán hình ảnh, các chất khác ví dụ như thuốc lá, rượu v.v ở
phụ nữ có thai và cho con bú
Sử
dụng thuốc ở người cha trong giai đoạn người vợ mang thai và cho con bú.
|
Đang cập nhật
|
x
|
EMA: European Medicines
Acency
Cung
cấp thông tin về tất cả các thuốc lưu hành ở châu Âu.
Ngoài
thông tin về thuốc, trang này còn nói về việc lưu hành thuốc, vì sao được cấp
phép và bị tước giấy phép. Các hướng dẫn nghiên cứu lâm sàng ở một số bệnh.
(thích hợp cho các bạn làm về đăng ký thuốc)
|
x
|
x
|
Trang
web hỗ trợ kê toa.
|
x
|
|
Trang
web giúp tra các tương kỵ, điều kiện bảo quản của các thuốc
|
x
|
x
|
Trang
web chính thống về thông tin tất cả các thuốc của bộ y tế Pháp
|
x
|
|
Trang
web thông tin về bệnh và thuốc sử dụng trên các bệnh hiếm gặp
|
x
|
|
Các
trang web thông tin y tế của các cơ quan y tế Pháp:
ANSM
Agence nationale de sécurité du médicament et des produits de santé
Trung
tâm quốc gia về an toàn sử dụng thuốc và các sản phẩm y tế khác
HAS Haute autorité de santé Cơ quan y tế cao cấp của
Pháp
|
x
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire