Vừa đọc xong quyển luận văn của sinh viên Dược Pháp về đề tài "Quan điểm và sự mong đợi của bệnh nhân mạn tính đối với dịch vụ tư vấn sử dụng thuốc của Dược sĩ tại quầy thuốc" thấy một số điều thú vị muốn tóm tắt lại ở đây.
1. Luật về các hoạt động liên quan đến Dược lâm sàng đã ra không có nghĩa nó sẽ được áp dụng hiệu quả ngay - Cần các nghiên cứu tiến hành song song để tìm ra khó khăn và đề ra giải pháp áp dụng luật.
Năm 2009, theo luật về bệnh viện của Pháp nhằm đổi mới cách thức tổ chức hoạt động của hệ thông y tế, có rất nhiều điệu lệ thay đổi liên quan đến vai trò của Dược sĩ bệnh viện và Dược sĩ cộng đồng (DS ở quầy thuốc).
2 xu hướng thay đổi nổi bật là:
1. Chuyển gánh nặng chăm sóc y tế từ bệnh viện sang hệ thống cộng đồng
2. Tăng sự hợp tác, phối hợp giữa các nhân viên y tế, đặc biệt là bác sĩ và dược sĩ.
Do đó, vai trò của DS quầy thuốc ngày càng được nhấn mạnh. Theo luật, DS quầy thuốc có thể cung cấp các dịch vu tư vấn chuyên biệt cho bệnh nhân bị bệnh hen, bệnh nhân dùng thuốc chống đông...và được chi trả thêm bởi bảo hiểm.
Tuy nhiên, sau khi luật ra đời, số bệnh nhân được hưởng dịch vụ này vô cùng thấp. Tại sao?
Để trả lời câu hỏi đó, các DS tiến hành rất nhiều nghiên cứu địn tính (qualitative) xoay quanh câu hỏi:
Quan điểm và mong đợi của Dược sĩ, Bác sĩ và bệnh nhân về dịch vụ này như thế nào? Về lợi ích, cách thức tổ chức, chi trả, các khó khẳn/rào cản?
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp đưa ra các khuyến cáo giúp điều chỉnh luật cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế.
Điều mình học hỏi được là:
1. Sự thay đổi mang tính hệ thống là một quá trình lâu dài. Luật sẽ chỉ được áp dụng hiệu quả nếu được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các nghiên cứu bài bản.
2. Muốn áp dụng một dịch vụ mới về DLS thành công thì khâu "khảo sát thị hiếu khác hàng"- khách hàng của dịch vụ DLS cụ thể là bệnh nhân và bác sĩ thông qua các nghiên cứu định tính (qualitative) là rất quan trọng.
Các dịch vụ DLS được coi là những dịch vụ mới - hiệu quả do Dược sĩ cung cấp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, an toàn, tiết kiệm trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Nhưng nếu dịch vụ đó không "bán chạy" thì lỗi không phải do "bệnh nhân không biết", "bác sĩ e ngại không chấp nhận", mà lỗi đó trước hết là do DS đã "không marketing tốt về chất lượng và giá trị mang lại của dịch vụ mới của mình".
VTH, 1/11/2013
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire