Mình mới đọc được là 25% các trường hợp nhập viện cấp cứu là do phản ứng có hại của thuốc. Thuốc như con dao hai lưỡi ấy, ngoài tác dụng tốt để điều trị bệnh, nó cũng có nguy cơ gây các phản ứng có hại không mong muốn.Việc sử dụng thuốc hợp lý, đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ này. Chỉ cần nhớ rằng « Viên thuốc không có tác dụng chữa bệnh mà nó có thể là nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn của dược sĩ thì an toàn nhất»
Ai đi mua thuốc thì nhớ chuẩn bị một số câu hỏi cho Dược sĩ bán thuốc trước khi rời quấy thuốc:
-
Thuốc này có tác dụng gì ấy nhỉ ? Uống trước, trong hay sau bữa ăn ?
Có phải kiêng cữ gì không? Có tác dụng
có hại gì ? Nếu có thì phải làm sao ? ….
Một số cách có thể áp dụng để tự bảo vệ mình khi
đi mua thuốc:
1. Nên chọn 1 quầy thuốc người bán thuốc
là dược sĩ đứng bán. DS và đội ngủ bán thuốc thân thiện, đáng tin và nên trung thành với một nhà thuốc để thiết lập mối quan hệ với một quầy thuốc. Đồng thời DS dễ dàng theo dõi diễn tiến của bệnh và đưa ra lời khuyên.
2. Nên chọn thời điểm mua thích hợp lúc
nhà thuốc rảnh rổi để tranh thủ được tư vấn chi tiết với dược sĩ về bệnh, thuốc. Đặc biệt là với các bệnh nặng, mãn tính.
3. Với những bệnh nhẹ, có thể nhờ DS tư vấn chọn mua thuốc gì, còn đối với các bệnh nặng thì bắt buộc phải đi khám bác sĩ và chỉ mua thuốc khi đã có đơn của bác sĩ.
4. Không dùng đơn của người thân hay bạn bè, hay đơn thuốc cũ đã hết hiệu lực để đi mua thuốc.
3. Với những bệnh nhẹ, có thể nhờ DS tư vấn chọn mua thuốc gì, còn đối với các bệnh nặng thì bắt buộc phải đi khám bác sĩ và chỉ mua thuốc khi đã có đơn của bác sĩ.
4. Không dùng đơn của người thân hay bạn bè, hay đơn thuốc cũ đã hết hiệu lực để đi mua thuốc.
3. Đừng ngại đặt câu hỏi liên quan đến dùng thuốc với nhân viên bán thuốc. Nếu nhân viên bán thuốc không trả lời được ngay, có thể xin hẹn DS thời gian sau quay lại quầy để có câu trả lời. Vì thông tin về thuốc rất đa dạng, phong phú. Bản thân DS cũng không thể nắm hết được. Hầu như các DS muốn trả lời đều phải mất thời gian tra cứu mới tìm được câu trả lời chính xác. Vì vậy, đừng bất ngờ hay nghi ngờ năng lực của DS khi thấy DS không trả lời được ngay mà phải tra cứu sách vở. Việc DS tra cứu thay vì trả lời bừa đã thể hiện trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của DS đó. Vì vậy, khi thấy Dược sĩ
bối rối không biết câu trả lời hãy đệm thêm một câu, đại khái là “Ui, mấy cái
thông tin này ai mà nhớ hết được nhỉ? Nhưng nếu anh/cô có thể tra đâu đó rồi trả
lời cho tôi an tâm thì hay quá. Tôi rảnh có thể đợi hay quay trở lại sau”.
4. Nên thử mua tại vài quầy, sau đó lựa chọn quầy có thuốc tốt, giá cả phù hợp và chất lượng tư vấn tốt.
VTH, 2/4/2014
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire