mercredi 27 février 2013

Ai chúc mừng và được chúc mừng vào Ngày Thầy Thuốc Việt Nam ?




Là một Dược sĩ dược lâm sàng, nhận tin nhắn chúc mừng vào ngày Thầy Thuốc Việt Nam mà vẫn tự thấy dường như tin nhắn lạc địa chỉ....

“Dược lâm sàng” hiểu theo nghĩa nôm na, là một “nhiệm vụ mới” của người DS với công việc chính là “hướng dẫn” sử dụng thuốc, bảo đảm hiệu quả, an toàn và kinh tế nhất cho bệnh nhân (Cụ thể là phát hiện các Sai sót về sử dụng thuốc SSDT để tư vấn cho bệnh nhân và bác sĩ); phân biệt với các nhiệm vụ kinh điển như “sản xuất”, “phân phối”, “bán” thuốc...”Nhiệm vụ mới” này ra đời đầu tiên ở Mỹ từ những năm 1960s và ngày càng được các nước coi trọng áp dụng.

DLS ở Việt Nam bắt đầu hình thành khái niệm này từ 1990s và được chú trọng nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, VN vẫn đang trên con đường đì tìm mô hình phát triển DLS phù hợp.

Con đường nào?

Sử dụng thuốc ở đâu cũng có sai sót (SSDT-Medication Error). Ngay tại nước phát triển như Mỹ từ năm 1960s đã có 44,000-98,000 người chết ở các bệnh viện hàng năm do SSDT. Tỷ lệ tử vong này còn cao hơn tại nạn giao thông, ung thư hay bị AIDS! Tỷ lệ này bao nhiêu ở VN với tình hình sử dụng thuốc phổ biến không khám bác sĩ, không có đơn thuốc, không được tư vấn sử dụng thuốc ở VN?

Ai làm Dược lâm sàng?

Thế giới trung bình 6DS/10,000 dân, tỷ lệ này ở VN khảong 1DS/10,000 (tính cả DS đại học , DS trung cấp; và Dược tá). Tuy nhiên, số lượng DS không quyết định chất lượng DLS mà là phương pháp sử dụng tối đa nguồn lực đang có.

Con đường riêng ?

Hơn 80% DS chỉ có bằng Dược tá hoặc trung cấp; SSDT phổ biến nhất có lẽ là ở cộng đồng vì thói quen sử dụng thuốc không kê đơn rất phổ biến; đội ngủ tiếp xúc với bệnh nhân ở quầy thuốc đa số là Dược Tá và Dược Trung, chứ không phải DS đại học. Con đường đưa DS đại học có mặt tại các quầy thuốc vẫn còn dài....Nên chăng chương trình đào tạo DTá và DTrung thay đổi để họ có thể đủ kiến thức cơ bản để hướng dẫn sử dụng cho người bệnh?

Nên chăng chương trình thực tập cho tất cả các sinh viên dược có các đợt thực tập dài ngày tại các quầy thuốc, bệnh viện? Như thế, vừa tăng đội ngũ DS làm việc bổ sung cho phần còn thiếu, đồng thời SV có cơ hội thực tập.

Và mỗi người DS dù với công việc nào, sản xuất hay phân phối, nên chăng luôn nhớ rằng, “đã là DS, nên góp phần giúp việc sử dụng thuốc hợp lí hơn, đó không phải là nhiệm vụ đặc quyền của chỉ DSDLS”. Mỗi DS hãy hướng dẫn sử dụng thuốc cho ít nhất là với gia đình, bạn bè và người thân. Mỗi DS hãy marketing cho DLS bằng hành động của mình.

Để một ngày, vào Ngày Thầy Thuốc, khi nhận được tin nhắn chúc mừng, người DS không còn cảm thấy là tin nhắn bị lạc địa chỉ!!!

VTH 27.2.2013








Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire