Dịch:
SVD4. Phùng Phương Thảo, ĐH Dược HN
Hiệu
đính: DS. Võ Thị Hồng Phượng, ĐH Y Dược Huế
Nguồn: Neil Hotham and Elizabeth Hotham (2015). Drugs in breastfeeding. Aust Prescr 2015;38:156-159. Link: https://www.nps.org.au/australian-prescriber/articles/drugs-in-breastfeeding-5
Tổng quan:
Phần lớn các thuốc
thường dùng tương đối an toàn
cho trẻ bú mẹ. Lượng thuốc vào sữa thường nhỏ và thấp hơn nhiều so với liều thường
dùng trực tiếp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các thuốc chống
chỉ định trong suốt thời kì cho con bú là thuốc chống ung thư, thuốc chống loạn
thần, các thuốc retinoid đường uống, iod, amiodarone, muối vàng (thuốc điều trị viêm
khớp dạng thấp)…
Việc hiểu rõ các
nguyên tắc cơ bản về sự bài tiết thuốc vào sữa mẹ là hết sức quan trọng, điều
này đồng nghĩa với việc nhận thức về các tác dụng bất lợi của thuốc có thể xảy
ra ở trẻ.
Việc thảo luận với
các bà mẹ về thông tin sản phẩm không
chính xác hoặc thiếu thông tin sẽ làm giảm
sự bối rối và sự lo lắng.
Các nguồn thông
tin hữu ích về thuốc và phụ nữ cho con bú là sẵn có và bao gồm các dịch vụ
thông tin thuốc quốc gia.
Giới thiệu
Mặc dù Hội đồng
nghiên cứu Y tế và sức khỏe quốc gia (National Health and Medical Research
Council) khuyến cáo cho con bú sữa mẹ đơn độc trong vòng 6 tháng đầu, sau đó tiếp
tục kèm theo chế độ dinh dưỡng bổ sung kéo dài ít nhất 12 tháng, nhưng theo các
thống kê gần đây về tình hình cho con bú cho thấy ở Úc các con số này đang giảm xuống so với
những khuyến cáo này. Trong số 96 % phụ nữ bắt đầu cho con bú thì có 39 % số trẻ
bú mẹ đơn độc chỉ trong vòng 3 tháng và 15 % chỉ bú trong 5 tháng. Đối mặt với
tình trạng này, việc
đưa ra các lời khuyên chính xác dựa trên sự an toàn của các thuốc là rất quan
trọng để khuyến khích cho con bú bất cứ khi nào có thể.
Phần lớn các thuốc
không đáng lo ngại ở giai đoạn cho con bú. Thêm vào đó, phần lớn các bà mẹ cho
con bú sử dụng ít thuốc và chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Hơn nữa, mặc dù tất
cả các thuốc được vận chuyển vào sữa mẹ với một mức độ nào đó , nhưng lượng thuốc
vào thường nhỏ và không chắc chắn gây ra tác dụng bất lợi cho trẻ. Với số thuốc hiện có,
khá ít thuốc gây tác
dụng bất lợi ở trẻ nhỏ và thường không
cần ngừng việc cho con bú khi mẹ dùng thuốc.
Quan điểm này không có gì mới. Nó
đã được đưa ra cách đây hơn 100 năm,
rằng :“Có thể thấy rằng các thuốc được dùng cho
người mẹ hiếm khi gây ảnh hưởng xấu đến sữa mẹ, và hầu như không bao giờ ảnh hưởng
đáng kể đến trẻ nhỏ”.
Mặc dù số thuốc
hiện có ngày nay nhiều hơn nhiều nhưng cách tiếp cận tương tự vẫn có thể áp dụng.
Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc liên tục thì chỉ có 1 số thuốc cần phải đảm bảo
ngừng sử dụng trong quá trình cho con bú (xem bảng ). Tuy nhiên, khi dùng phải hết
sức cảnh giác vì gây ra tổn thương trên trẻ sơ sinh.
Điều gì ảnh hưởng đến nồng độ một thuốc trong sữa?
Việc hiểu được
các thuốc vận chuyển vào sữa mẹ như thế nào và các yếu tố nào ảnh hưởng đến điều
này là rất quan trọng.
Bảng 1 : Ví dụ các thuốc chống chỉ định ở
phụ nữ cho con bú
|
|
Thuốc
|
Đặc điểm
|
Amiodarone (thuốc chống
loạn nhịp)
|
Thời gian bán thải dài,
phân tử chứa iod, và có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp ở trẻ sơ sinh
|
Chống ung thư
|
Giảm bạch cầu, ức chế tủy
xương
|
Muối vàng (thuốc trị viêm
khớp dạng thấp)
|
Phát ban, viêm thận, bất
thường mô học
|
Iod
|
Liều cao (> 150 mcg
hàng ngày) gây ra nguy cơ suy tuyến giáp ở trẻ sơ sinh
|
Chống loạn thần
|
Đang cho con bú chỉ dùng
với sự giám sát theo dõi chặt chẽ
|
Dược phẩm phóng xạ
|
Cần liên hệ với dịch vụ
thông tin sản khoa
|
Retinoids (uống)
|
Có khả năng gây ra tác dụng
phụ nghiêm trọng
|
Nồng độ thuốc
trong máu mẹ
Khuyếch tán thụ động là con đường
vận chuyển chính của thuốc vào sữa. Có sự tương ứng giữa nồng độ thuốc trong
máu mẹ và nồng độ thuốc trong sữa. Nồng
độ thuốc trong máu mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi sự phân bố thuốc vào các mô khác
nhau . Một thuốc có thể tích phân bố lớn (ví dụ sertraline) sẽ góp phần làm giảm
nồng độ thuốc trong máu mẹ và nồng độ thuốc trong sữa.
Sự liên kết với
protenin huyết tương trong máu mẹ
Sự vận chuyển
thuốc vào sữa cũng phụ thuộc vào mức độ thuốc gắn với protein huyết tương máu mẹ.
Thuốc ở dạng tự do không liên kết protein dễ dàng khuếch tán vào sữa trong khi
các thuốc có tỷ
lệ liên kết với protein cao như ibuprofen hay warfarin (cả 2 đều liên kết với
protein 99 %) thì khuếch tán vào sữa không đáng kể. Sertraline có tỷ lệ liên kết protein
cao (98 %) nên nhìn chung nó sẽ vào cơ thể trẻ đang bú mẹ một lượng rất ít. Venlafaxine có tỉ lệ
liên kết với protein thấp hơn và vì vậy lượng thuốc trong sữa nhiều hơn
sertraline.
Kích thước phân
tử thuốc
Phần lớn các
phân tử thuốc, bao gồm cả rượu, nicotin, và cafein đều có kích thước nhỏ để vào được trong sữa mẹ. Một số ngoại lệ, các
thuốc có trọng lượng phân tử cao như heparin và insulin cũng vào được sữa mẹ.
Mức độ ion hóa
Các thuốc qua được
màng tế bào dưới dạng không ion hóa. Sữa có pH=
7,2 acid hơn pH
máu mẹ ( pH=
7,4) vì vậy các thuốc có bản chất base yếu vào sữa nhiều hơn như oxycodone và
codein. Các thuốc này bị ion hóa và” bị giữ lại” trong sữa. Ngược lại, những
thuốc có bản chất acid yếu như penicillin có xu hướng bị ion hóa và được giữ lại
trong máu mẹ.
Do
sự
khuếch tán thụ động vào pha nước, các thuốc thân lipid như citalopram có thể được
đồng vận chuyển bằng cách phân tán trong các giọt chất béo trong sữa.
Trong thực hành
dược, điều này có thể không đáng lo ngại. Không phải chỉ định đổi liệu pháp điều
trị nếu citalopram vẫn có hiệu quả, nhưng triệu chứng buồn ngủ ở trẻ sơ sinh
nên được theo dõi. Mặc
dù lượng chất béo trong sữa thay đổi theo độ tuổi trẻ sơ sinh và giai đoạn bú mẹ
, nhưng điều này không chắc chắn tác động vào sự chọn lựa phác đồ điều trị.
Dược lý gen ở
người mẹ
Sự hiểu biết
ngày càng tăng về sự ảnh hưởng của dược lý gen được minh họa rõ với codein, một thuốc được chuyển hóa
thành morphine qua enzyme cytochrome P450 ( CYP) 2D6. Hiện tượng chuyển hóa
siêu nhanh xảy ra ở 10 % người dân các
nước Tây Âu
và lên đến 30 % các nước Bắc Mỹ. Dùng các liều codein lặp lại ở những phụ nữ
này làm sinh ra một
lượng đáng kể morphine. Sự
vận chuyển nhanh từ máu mẹ vào sữa có thể gây ra ức chế hệ thần kinh trung ương
và có khả năng gây tử vong ở trẻ. Codein nên tránh dùng trong suốt thời kì cho
con bú và sử dụng thuốc giảm đau thay thế như paracetamol hay ibuprofen.
Điều gì ảnh hưởng đến nguy cơ của các tác dụng bất lợi
trên trẻ nhỏ?
Nếu trẻ bị phơi
nhiễm với một
thuốc trong sữa, có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ của các tác dụng bất lợi
được xác định:
Thời gian dùng
thuốc
Cho trẻ bú ngay
trước khi mẹ dùng 1 thuốc thì nồng độ thuốc vào trong cơ thể trẻ là thấp nhất.
Tuy nhiên, nguyên lý này không áp dụng cho các thuốc có thời gian bán thải dài,
như diazepam. Với những thuốc này, cần có một hay thậm chí nhiều đánh giá chặt
chẽ xem xét liệu việc sử dụng các thuốc này có thực sự cần thiết.
Độc tính
Khả năng chuyển
hóa và thải trừ các thuốc ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh kém hơn so với bình thường.
Thêm vào đó, với những trẻ đã từng phơi nhiễm với 1 thuốc khi còn ở trong tử
cung ngay trước khi sinh ra thì sự phơi nhiễm thêm qua sữa mẹ sẽ làm tăng nồng
độ thuốc hiện có trong cơ thể trẻ.
Bảng trên đã liệt
kê các thuốc bị
chống chỉ định ở thời kỳ cho con bú. Một số thuốc không thích hợp được coi là
không an toàn. Metronidazol, mặc dù sự lo ngại về nguy cơ gây ung thư và đột biến
gen nhưng không tìm thấy bằng chứng, là an toàn trong thời
kỳ cho con bú nếu sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên, vị hơi đắng của nó trong sữa có
thể làm trẻ khó chịu khi bú. Valproate được coi là
an toàn, đặc biệt trong đơn trị liệu khi nguy cơ gây an thần ở trẻ thấp. Nên theo dõi chức năng
gan và sự thay đổi tiểu cầu của trẻ.
Thuốc ức chế miễn
dịch azathioprine được bài tiết vào sữa
mẹ dưới dạng một chất chuyển hóa có hoạt hóa là
6-mercaptopurine. Khuyến cáo sử dụng thận
trọng ở phụ nữ cho con bú và theo dõi dấu hiệu ức chế miễn dịch và các độc tính
khác ở trẻ.
Sinh khả dụng đường
uống
Sự hiện diện của
thuốc trong sữa mẹ không nhất thiết dẫn đến sự phơi nhiễm thuốc đáng kể cho trẻ
sơ sinh. Ruột
của trẻ sơ sinh có thể làm biến đổi hoặc phá hủy một thuốc, ví dụ omeprazole (với dạng bào
chế tan trong ruột). Gentamycin được dùng đường
tĩnh
mạch cho người mẹ. Bởi
vì sự hấp thu kém qua đường uống ở trẻ nên nồng độ thuốc trong máu của trẻ rất thấp.
Thể tích sữa mẹ
Lượng sữa mà trẻ
bú được thường thay đổi. Lượng sữa ước tính mà một đứa trẻ bú mẹ là 150 ml/kg/ngày.
Tuy nhiên, nếu việc cho bú với trẻ lớn
hơn chỉ để dỗ trẻ, ví dụ vào buổi tối, thì thể tích trẻ bú thường nhỏ.
Liều dùng tương
đối ở trẻ sơ sinh
Liều tương đối ở
trẻ sơ sinh là lượng thuốc trẻ tiếp nhận thông qua sữa mẹ (mg/kg/ngày) so với liều dùng của mẹ (mg/kg/ngày). Nó được
thể hiện bằng một tỷ
lệ phần trăm. Một liều tương đối 10% hoặc cao hơn là mức đáng quan tâm, nhưng
điều này là rất hiếm xảy ra. Một ví dụ là thuốc chống
loạn thần lithium, một thuốc thường chống
chỉ định ở phụ nữ cho con bú.
Độ tuổi của trẻ
Một đánh giá cho
thấy phần lớn các tác dụng không mong muốn của các thuốc trong sữa mẹ xảy ra ở
trẻ mới sinh dưới 2 tháng tuổi và hiếm khi gặp ở trẻ hơn 6 tháng tuổi. Khả năng chuyển hóa và
thải trừ của trẻ lúc mới sinh chỉ bằng 1/3 trẻ 7-8 tháng tuổi.
Các thuốc kích
thích bài tiết sữa
Domperidone và
metoclopramide là các chất kích thích bài tiết sữa và cả 2 đều được chỉ định
off-label để kích thích prolactin và tăng cường lượng sữa.Tuy nhiên, không có bằng chứng thuyết phục về hiệu quả khi chỉ định
các thuốc này. Ngoài ra, cũng có những lo ngại về sự lạm dụng domperidone khi
nó được kê đơn ngoại trú từ các bệnh viện phụ sản và sử dụng kéo dài, đôi khi ở
liều cao. Các
biện pháp không dùng thuốc để tăng cường lượng sữa như đưa ra các lời khuyên
phù hợp, hỗ trợ và cho con bú thường xuyên được ưu tiên hơn.
Các tiêu chí thực hành trong kê đơn thuốc cho phụ nữ
cho con bú
-
Nếu việc dùng thuốc là
cần thiết, kê đơn với liều thấp nhất có hiệu quả.Tạm thời ngừng cho trẻ bú (và vắt sữa)
đối với những thuốc có thể gây ra độc tính như thuốc độc tế bào, thuốc phóng xạ
(xem bảng).
Khoảng
thời gian để dùng thuốc lần kế tiếp sẽ được xác định bởi thời gian bán thải của
thuốc. Nếu
cần thiết phải sử dụng thuốc có độc tính trong thời gian dài, có thể phải ngừng
cho con bú .
-
Lựa chọn đường dùng và
chế phẩm thay thế để tối thiểu hóa sự phơi nhiễm toàn thân ở cơ thể người mẹ. Ví dụ, điều trị nhuận tràng bằng cách
dùng các chất xơ kém hấp thu thay vì sử dụng thuốc kích thích nhuận tràng.
-
Chọn những thuốc có thời
gian bán thải ngắn, như sertraline thay cho fluoxetine để hạn chế tối đa sự phơi nhiễm với thuốc
thông qua sữa mẹ.
-
Khuyên người mẹ cho con
bú trước khi dùng thuốc để nồng độ thuốc trong sữa tại thời điểm bú là thấp nhất. Giải thích cho người mẹ
rằng thuốc sẽ quay trở lại trong máu từ
sửa khi nồng độ thuốc trong máu giảm và sẽ không bị “lưu trữ “ ở trong sữa cho đến lần bú tiếp theo. Lời
khuyên này không áp dụng cho các thuốc có thời gian bán thải dài. Với các thuốc
này thì cần phải đánh giá lại, đặc biệt ở giai đoạn sơ sinh.
Lời khuyên với việc dùng rượu, hút thuốc, cafein và ma túy
Khuyên các bà mẹ
ngưng uống một
ly rượu cho đến lúc sau khi cho con bú và chờ 2 giờ trước khi cho con bú lần kế
tiếp để giảm sự phơi nhiễm thuốc ở trẻ. Liệu pháp thay thế nicotin (để cai thuốc lá) không
chống chỉ định tuyệt đối ở phụ nữ cho con bú và ưu tiên hơn so với hút thuốc, mặc dù dạng tác dụng ngắn
nên được lựa chọn. Hút
thuốc bao gồm cả hút thuốc thụ động có
thể gây hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ. Lượng cafein trong máu mẹ
cao làm trẻ khó chịu và có triệu chứng mất ngủ.
Việc cho con bú
trong khi sử dụng các thuốc ma túy trái phép có thể gây rắc rối. Một nghiên cứu theo dõi
quá trình trẻ bú mẹ trong vòng 1 năm với các bà mẹ sử dụng cần sa đã nhận thấy
sự suy giảm khả năng vận động ở trẻ, mặc dù các nhà nghiên cứu thấy rằng khó để
xác định rằng liệu sự phơi nhiễm khi còn ở trong tử cung có ảnh hưởng mạnh hơn. Các mẹ nên được khuyến
khích ngừng sử
dụng cần sa và tránh phơi nhiễm thụ
động trẻ (trẻ hít
hơi cần sa thụ động).
Tìm kiếm thông tin và lời khuyên
Nếu không chắc
chắn, có thể tìm kiếm lời khuyên cho việc sử dụng thuốc trong suốt thời kì mang thai. Có nhiều nguồn thông
tin khác nhau sẵn có.
Dịch
vụ thông tin thuốc
Các
dịch vụ thông tin thuốc sản khoa cấp Nhà Nước cung cấp các lời khuyên chi tiết
trong việc sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú và những kinh nghiệm lâm sàng khi sử dụng các thuốc này.
Lactmed
Lactmed
là một cơ sở dữ liệu trực tuyến đã được đánh giá, cung cấp nguồn thông
tin chất lượng và có thể truy cập miễn phí, có thể tải ứng dụng này về điện thoại để sử dụng. Nó luôn được cập nhật
các thông tin mới nhất bao
gồm
các nghiên cứu được công bố và thông tin
thuốc được phê duyệt. Nó cũng kết hợp thêm những
thông tin về các liệu pháp điều trị bổ sung.
Sách
Thuốc Úc (Australian
Medicines Handbook)
Sách
“Australian Medicines
Handbook” cũng cung cấp các
thông tin về kê đơn thuốc trong thời kì cho con bú. Bao gồm những lời
khuyên về các thuốc ức chế bài tiết sữa, các thuốc chống chỉ định hay nên sử dụng
thận trọng. Tuy nhiên, việc thiếu bằng
chứng chứng minh một
thuốc có hại không đồng nghĩa với việc thuốc đó an toàn.
Hướng
dẫn dùng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú (The woman ‘s Pregnancy and breastfeeding Medicines Guide)
Hướng
dẫn này bản gốc được công bố dưới dạng sách, nhưng hiện tại có sẵn bản
trực tuyến. Bản
này được cập nhật thường xuyên, cung cấp các khuyến cáo dựa trên bằng chứng về
việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú.
Tờ Thông tin sản phẩm
Cần
nhận thức được rằng thông tin sản phẩm của 1 thuốc đôi khi có lời khuyên khác
biệt với khuyến cáo điều trị.
Một
ví dụ là điều trị viêm vú bằng cephalexin. Người mẹ (và nếu có thể là người bố)
nên được giải thích rõ rằng, trong khi sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào cho
điều trị viêm vú, khuyến cáo cho con bú thường xuyên hơn và có thể phải vắt sữa
để ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa và duy trì việc cung cấp sữa.
Tổng
kết
Hầu hết các thuốc phổ
biến được sử dụng là tương đối an toàn cho trẻ bú mẹ. Liều dùng qua sữa thường
nhỏ và thấp hơn nhiều so với liều an toàn của thuốc được sử dụng ở trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ. Hơn
nữa, phần lớn các bà mẹ cho con bú sử dụng ít thuốc và thường chỉ dùng khi cần
thiết. Đối với các bà mẹ sử dụng thuốc điều trị bệnh mạn tính, phần lớn có thể
yên tâm sử dụng nhưng có một số thuốc chống chỉ định và một số khác chưa được
nghiên cứu đầy đủ. Nguồn thông tin chất lượng luôn sẵn có, bao gồm các dịch vụ thông tin về
y tế và thuốc cấp quốc gia.
Các dịch vụ thông tin thuốc sản khoa ở
Australia
|
|
Khu
vực thủ đô Australia
|
Medicines Information
Service
Canberra Hospital and
Health Service
Phone: 02 6244 3333
|
New
South Wales
|
MotherSafe
Royal Hospital for Women
Phone: 02 9382 6539
Toll free (NSW): 1800 647 848
|
Khu
vực phía Bắc
|
Northern Territory Drug
Information Centre
Royal Darwin Hospital
Phone: 08 8922 8424
|
Queensland
|
For health professionals:
Queensland Medicines
Advice and
Information Service
(QMAIS)
Royal Brisbane and
Women’s Hospital
Phone: 07 3646 7599 or 07 3646 7098
|
Khu
vực phía Nam
|
SA Pharmacy Obstetric and
Paediatric Medicines
Information Service
Women’s and Children’s
Hospital
Phone: 08 8161 7222
|
Tasmania
|
No drug information centre currently
available
|
Victoria
|
Information Services
Pharmacy Department,
Royal Women’s Hospital
Phone: 03 8345 3190
Medicines Information
Centre
Monash Health
Phone: 03 9594 2361
|
Phía Tây Australia
|
Drugs in Pregnancy and
Breastfeeding Information Service
King Edward Memorial
Hospital
Phone: 08 9340 2723
|