Hôm nay lại được lẻo đẻo theo chân mấy đứa bạn cùng "équipe" để tham gia một buổi thảo luận cho ông giáo tổ chức tại bệnh viện về "Collaboration"-Hợp tác giữa bác sĩ, dược sĩ và bệnh nhân trong việc tối ưu điều trị tối cho bệnh nhân.
Một chủ đề đang "hot" ở Pháp, châu Âu lan từ Mỹ. Và đã là Dược sĩ DLS thì có lẽ nếu không thiết lập được một sự hợp tác và cộng tác tin cậy lẫn nhau với bác sĩ, đội ngủ y tế, và bệnh nhân cũng như gia đình bệnh nhân, thì dược sĩ DLS sẽ tự cô lập mình trong ý tưởng và trong sách vở mà thôi.
Và để thiết lập được mối công tác tin cậy đó, thì ngoài cái "kiến thức chuyên môn" khô khan mà người DS nào cũng đơn giản có thể đạt được, một điều ít được nhắc đến trong chương trình đào tạo SV Dược là kĩ năng cá nhân (làm việc nhóm, communication, kĩ năng phát hiệt vấn đề và giải quyết vấn đề), hiểu biết tâm lý (tâm lý bệnh nhân, tâm lý của bác sĩ, những nhận định của họ về bệnh tật, thuốc, về các mối quan hệ với bác sĩ, dược sĩ...).
Điều mình thấy mình ngộ ra quan trọng nhất là: "Khoa học không thể tách rời khỏi nghệ thuật". Người DS phải tự bồi dưỡng kiến thức khoa học cho mình (kiến thức về thuốc, dược động học, cơ chế, ADR....). Nhưng để có thể biến những hiểu biết khoa học đó thành lợi ích cho bệnh nhận thì là lại đòi hỏi cả một nghệ thuật. Người DS cần thiết lập sự tin cậy của bác sĩ, thuyết phục bác sĩ, và giúp bệnh nhân hiểu được vấn đề của mình.
Để làm được điều đó, có lẽ nên:
1. Tìm đọc những article mà phương pháp là "qualitative" (tức tìm hiểu suy nghĩ hay quan điểm của một nhóm người về một vấn đề nào đó) hơn là "quantitative" (đơn thuần thông kê thành các con số).
Đôi khi những con số khi nào cũng đẹp, nhưng để hiểu cái "context" ẩn sau những con số đó, lại phải mất thời gian đọc một bài báo thật dài những lại phát hiện những chìa khóa quan trọng.
2. Tìm đọc và học thêm các sách về "Xã hội học", tâm lý học, về tổ chức-quản lý, kỹ thuật marketing, kỹ năng mềm.....
2. Kiến thức khoa học về thuốc rất rộng lớn, chẳng ai có thể nắm rõ hết được nên (1) chỉ cần nắm chắc các nguyên tắc cơ bản để áp dụng như Dược động học, dược lực học, điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan, suy thân...(2) Không nề hà tra thông tin thuốc ngay khi gặp một ca bệnh nhân cụ thể. Kiến thức chỉ đơn giản để đem lại lợi ích cho một bệnh nhân cụ thể. Thật phí của trời khi bạn có thể đọc vanh vách thông tin về cả một nhóm thuốc nhưng lại ấp úng khi một người quen hỏi bạn " Nếu tớ bị viêm xoang, tớ phải làm gì?". (3) Có một cuốn số tay nhỏ thôi, để túi được để ghi chép những thông tin cốt yếu mà bạn đã tra được và sẽ có ích sau này.
Và để có thể có động lực làm được điều đó, bạn lại cần từ "motivate" chính bản thận mình:
1. Bạn thực sự muốn làm một điều gì đó có ý nghĩa bằng chính nghề nghiệp của mình. Nếu bạn là Dược sĩ, chẳng cần biết bạn có làm về DLS hay không, nhưng bản thân bạn đã có cơ hội tuyệt vời để làm những điều ý nghĩa vì người khác. Còn gì có ý nghĩa và tuyệt vời hơn khi bạn giúp cuộc sống của ai đó khỏe mạnh hơn? Cuộc sống và sức khỏe là món quà tuyệt vời nhất mà ai đó có thể ban tặng? Và bạn đang ở vị trí thích hợp nhất để làm điều đó. Còn chận chừ gì nữa:))
2. Đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nếu bạn không thay đổi và bắt tay hành động tích cực, chẳng có điều gì thay đổi cả. Thời gian chẳng có nhiều để mà kể lể. Áp dụng DLS ở đâu cũng thế, gặp rất nhiều rào cản (ngay tại Mỹ hay Pháp), nhưng chẳng ai vì thế mà buông xuôi nói rằng " Việt Nam khác, chẳng thể nào áp dụng được đâu". Vì sao lại có thể đầu hàng ngay trong suy nghĩ khi chưa bắt tay vào hành động. Tìm ý tưởng, tìm cách áp dụng và học hỏi từ những trải niệm thực tế. Chỉ cần bạn có một mục tiêu tốt đẹp để theo đuổi, nhưng hành động cụ thể để tiến hành, thì bạn đã thành công rồi.
Một chút chia sẽ...để chính mình cũng cần phải đánh thức chính mình!
VTH, 20/6/2013